Chứng khoán 15/7

Thanh khoản cải thiện nhưng tiền nội vẫn e dè khối ngoại

Rung lắc vẫn xuất hiện do áp lực bán ra của khối ngoại còn được đẩy tiếp trong phiên chiều. Rổ VN Diamond một lần lại là tâm điểm của khối ngoại. Dù vậy, tiền nội hôm nay đã làm khá tốt và giúp thị trường có bước tiến về thanh khoản.
Diễn biến giao dịch phiên 15/7
Diễn biến giao dịch phiên 15/7

Tuần giao dịch này đã chứng kiến 2 phiên bán ròng của khối ngoại. Trong bối cảnh, chỉ số USD vẫn đang neo ở đỉnh 20 năm thì việc có thêm một phiên bán ra của khối ngoại cũng không phải diễn biến gây bất ngờ.

Quả thật, sau khi đã bán ròng 240 tỷ đồng trong phiên sáng, khối ngoại còn tiếp tục rút thêm trong phiên chiều nay. Giá trị bán ròng tới cuối phiên đã đạt 494 tỷ đồng, chủ yếu chỉ tập trung vào ETF FUEVFNVD qua bán thỏa thuận 10 triệu chứng chỉ quỹ vào thời điểm 14h25.

Với các động thái bán đối ứng liên tục của tự doanh gần đây, các cổ phiếu VN Diamond sẽ còn bị rút tiền trong những phiên kế tiếp.

Các phản ứng của các cổ phiếu trong rổ VN Diamond nhìn chung vẫn chưa ghi nhận có sự tiêu cực. Biến động của rổ này là trái chiều với TCM, MWG, PNJ, OCB, KDH giảm từ 1-2% trong khi chiều ngược lại VPB, TPB, TCB, MSH, DHC vẫn tăng nhẹ.

Thực tế là các cổ phiếu Ngân hàng có e dè trước hành động của khối ngoại. Các mã BID (-0,97%), VCB (-0,14%), STB (-1,29%) đều phải quay đầu trong những phút cuối, dẫn đến thị trường mất đi những đầu kéo của phiên sáng.

Nếu như không có HPG (+4,5%) vẫn quyết tâm kéo, biên độ giảm có thể đã lớn hơn. Tổng giá trị giao dịch của HPG lên tới 1.089 tỷ đồng. VN-Index chốt phiên chỉ giảm 2,92 điểm xuống 1.179,25 điểm.

Xét về hiệu ứng tổng thể, các cổ phiếu còn lại cũng đều bị ảnh hưởng theo. Số mã tăng đã thu hẹp về còn 41,67% so với 45% mã giảm giá. Nhóm Chứng khoán đều giảm giá từ 1-2% như SSI, VND, VCI, HCM.

Tương tự, nhóm Khu Công nghiệp đều ngả sang sắc đỏ với GVR (-0,2%), KBC (-1,1%), NTC (-0,6%), BCM (-1,3%), LHG (-1,4%), D2D (-2,1%). Còn nhóm Dầu khí và Hóa chất hầu hết đều giảm giá với PVD, DCM, PVT giảm quanh 1%.

Thanh khoản trở thành điểm sáng nhất của phiên với giá trị giao dịch đạt 13.116 tỷ đồng, gần xấp xỉ bình quân 1 tháng.

Các chỉ số còn lại cũng cho thấy sự xáo trộn tâm lý khi HNX-Index bị ép đảo chiều giảm 0,12% xuống 284,4 điểm. Còn UPCoM-Index chỉ kịp thoát hiểm vào phút cuối, khi tăng 0,15% lên 87,32 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn này đạt hơn 2.100 tỷ đồng.

****

Nỗ lực thử sức đã đưa VN-Index đạt mức cao nhất trong phiên sáng là 1.189,66 điểm, đồng nghĩa chỉ số vẫn chưa thực sự bứt lên. Quãng thời gian sau đó là những động thái lùi lại của chỉ số, tạm dừng phiên sáng tại 1.186,41 điểm.

Thực tế, VN-Index hoàn toàn có thể làm tốt hơn nếu như nhóm Vingroup chịu cởi trói cho thị trường nhưng VIC (+0,1%), VRE (+0,2%), VHM (-0,5%) vẫn chủ yếu biến động trái chiều.

Hoặc nhóm Ngân hàng có thể có sự can thiệp mạnh hơn từ các mã BID (+0,6%), VCB (+1,1%), CTG (+1,1%) nhưng rốt cuộc nhóm này cũng vẫn đang khá điềm đạm

Ưu tiên của các cổ phiếu lớn lúc này có lẽ là thanh khoản thay vì điểm số. Một nhịp tăng mạnh không kèm yếu tố dòng tiền cũng như sự lan tỏa sẽ chỉ làm thị trường kém ổn định.

Với thanh khoản phiên sáng 7.123 tỷ đồng, giao dịch HOSE đang vượt lên mức bình quân 1 tháng. Tuy nhiên, để cho cả phiên hôm nay duy trì được thành quả sẽ cần có sự duy trì của tiền nội đặc biệt trong bối cảnh khối ngoại quay lại bán ròng do chịu áp lực từ tỷ giá. Tổng giá bán ròng đã đạt 240 tỷ đồng với các mã UIC (-67,5 tỷ đồng), DXG (-36 tỷ đồng), DPM (-34,07 tỷ đồng), MWG (-29 tỷ đồng) đang bị bán ra mạnh nhất.

HNX-Index cũng đang phải thu hẹp đà tăng do PVS (-0,84%), IDC (-1,2%) ép xuống. Chỉ số đang tăng 0,58% lên 286,4 điểm. Giá trị giao dịch sàn đạt 860 tỷ đồng.

****

Chứng khoán Mỹ lại có diễn biến giảm giá trong đêm qua nhưng thị trường Việt Nam dường như đã tạm trút được gánh nặng tâm lý nên vẫn duy trì được các nỗ lực hồi phục.

Nhóm ngân hàng đang là nhóm đầu tàu hỗ trợ cho thị trường thử sức tăng điểm. Các mốc 1.190 điểm và 1.200 có thể là mục tiêu của chỉ số trong nhịp tăng trước mắt. Thanh khoản của các mã STB, SHB đang dẫn đầu ngành, đạt trên 100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, 2 mã này mới chỉ lọt vào top 10 của cả HOSE. HPG (+2,25%), VND (+0,78%), DIG (+3,66%), SSI (+0,76%) mới đang là các cổ phiếu được giao dịch mạnh nhất.

Hiện HPG cũng đang lôi kéo được HSG (+3,9%), NKG (+3,08%) ở nhóm Thép trong khi DIG cũng có sự đồng hành của các mã Bất động sản TCH (+3,03%), CII (+4,96%), DXG (+4,1%), LDG (+3,6%), SCR (+3,3%), NLG (+3,2%)…

Nhìn chung, thị trường đang luân chuyển dòng tiền khá tốt giữa các nhóm ngành. Thanh khoản đang vượt mức bình quân 1 tháng, đạt 4.500 tỷ đồng.

HNX-Index thì đang có mức tăng xấp xỉ 1%, và đang vươn lên 287,5 điểm. Tổng giá trị giao dịch của sàn đạt 717 tỷ đồng.

Đọc tiếp

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp với những ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giao dịch đa dạng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024

Ngày 20/4/2024, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh báo cáo về kết quả đạt được trong công tác quản trị, điều hành, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong năm 2023, PVcomBank đã thông qua Đại hội nhiều nội dung quan trọng khác.

Chat với BizLIVE