Thái Bình sẽ chủ trì làm đường cao tốc 12.500 tỷ đồng đi qua bốn tỉnh

Phó thủ tướng Lê Văn Thành giao UBND tỉnh Thái Bình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, UBND các tỉnh, thành phố: Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và các cơ quan liên quan triển khai dự án.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 22/7/2022, Văn phòng Chính phủ có Công văn 657/TTg-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP), hình thức hợp đồng BOT.

Theo đó, xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, UBND các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình về cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo phương thức đối tác công tư, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã đưa ra một số ý kiến chỉ đạo:

Thứ nhất, Phó thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình về việc UBND tỉnh Nam Định dừng thực hiện việc nghiên cứu triển khai đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo phương thức PPP, giai đoạn 2017 - 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại văn bản số 392/TTg-CN ngày 16/3/2017 và văn bản số 6559/VPCP-CN ngày 26/6/2017 của Văn phòng Chính phủ.

Thứ 2, giao UBND tỉnh Thái Bình làm cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT.

Thứ 3, giao UBND tỉnh Thái Bình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, UBND các tỉnh, thành phố: Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và các cơ quan liên quan triển khai Dự án bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đúng quy định pháp luật, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện.

DỰ ÁN TỪNG ĐƯỢC ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Liên quan đến dự án trên, trước đó, vào tháng 2/2022, UBND các tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình đã đề nghị Chính phủ được chuyển đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng theo hình thức đầu tư công, nằm trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, sau quá trình lấy ý kiến của các cơ quan liên quan Chính phủ đánh giá, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế, các nguồn vốn nhà nước cơ bản phân bổ hết nên việc chuyển đổi sang hình thức đầu tư công là không khả thi.

Đầu tháng 7 vừa qua, Văn phòng Chính phủ cũng đã ban hành thông báo kết luận số 195/TB-VPCP của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về việc triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.

Theo kết luận này, Thủ tướng thống nhất tiếp tục nghiên cứu đầu tư đoạn tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT do nhà đầu tư đề xuất. Đồng thời, đồng ý nguyên tắc giao UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án BOT này.

Đồng thời, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị, triển khai dự án cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình.

Về hướng tuyến, Thủ tướng yêu cầu trên cơ sở quy hoạch, tư vấn tiếp tục nghiên cứu đề xuất hướng tuyến ngắn nhất, tránh tối đa việc đi qua khu đô thị, khu đông dân cư để giảm chi phí giải phóng mặt bằng, bảo đảm khả thi, hiệu quả tối ưu.

Ngoài ra, với đoạn tuyến cao tốc đi qua địa bàn TP. Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP. Hải Phòng tiếp tục triển khai đầu tư các hạng mục và đoạn tuyến cao tốc còn lại, bảo đảm kết nối tốt với đoạn tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình.

Dự án tuyến đường bộ cao tốc đi qua 4 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng có chiều dài khoảng 109 km. Trong đó 18 km đi qua Ninh Bình, khoảng 33 km qua Thái Bình, khoảng 29 km qua Nam Định và phần còn lại do TP. Hải Phòng đầu tư.

Thời điểm năm 2017, quy mô dự án qua 3 tỉnh Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình có tổng mức đầu tư khoảng 12.500 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 8.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác là 1.500 tỷ đồng và vốn nhà đầu tư là 3.000 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc với các tỉnh, thành phố liên quan gần đây, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ các công việc phục vụ đầu tư Dự án, muộn nhất là cuối năm 2022, đầu năm 2023 sẽ sẵn sàng khởi công.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Các chuyên gia kiến nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT đối với cá nhân, hộ kinh doanh để "khoan sức dân". Ảnh minh họa.

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân"

Trong khi Bộ Tài chính bảo lưu ngưỡng doanh thu phải nộp thuế VAT của cá nhân, hộ kinh doanh ở mức 150 triệu thì nhiều ý kiến chuyên gia, Hiệp hội chuyên ngành cho rằng ngưỡng thu thuế này cần được nâng lên để “khoan sức dân”.

Chat với BizLIVE