Tệ hơn dự báo, lợi nhuận sau thuế quý 2 của Hòa Phát (HPG) giảm gần 59% so với cùng kỳ

Trong quý 2, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận doanh thu đạt 37.714 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ, song lợi nhuận sau thuế lại giảm gần 59%, xuống 4.023 tỷ đồng.
6 tháng đầu năm, Hòa Phát đã sản xuất hơn 4,3 triệu tấn thép thô, tăng 8% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa)
6 tháng đầu năm, Hòa Phát đã sản xuất hơn 4,3 triệu tấn thép thô, tăng 8% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa)

Doanh thu, lợi nhuận quý 2 tệ hơn dự báo

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2022 với doanh thu đạt 37.714 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 4.023 tỷ đồng, giảm hơn 58,7% so với mức 9.745 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm ngoái.

Với kết quả như trên, có thể thấy lời cảnh báo trước đó của ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát tại đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra ngày 22/5 rằng kết quả kinh doanh quý 2 của Hòa Phát sẽ "thê thảm" trong bối cảnh hoạt động của ngành thép sẽ gặp nhiều khó khăn đã thành sự thật.

Kết quả này cũng thấp hơn hẳn dự báo trong báo cáo mới đây của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) với ước tính lợi nhuận quý 2 của Hòa Phát sẽ giảm 49%, xuống còn 4.979 tỷ đồng dù doanh thu dự phóng tăng 8,5% lên mức 38.120 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Hòa Phát ghi nhận doanh thu đạt 82.118 tỷ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ nhưng và lãi sau thuế giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 12.229 tỷ đồng.

Năm 2022, Hòa Phát đặt kế hoạch đạt doanh thu 160.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 25.000 - 30.000 tỷ đồng. Như vậy, 6 tháng đầu năm công ty đã đạt 51,3% kế hoạch doanh thu song mới đạt chưa đầy 49% mục tiêu mức lợi nhuận thấp cả năm (25.000 tỷ đồng).

Hòa Phát cho biết, trong quý 2, mặc dù thị trường nguyên liệu trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp do cuộc xung đột Nga - Ukraine nhưng tập đoàn vẫn duy trì sản xuất ổn định, đảm bảo cung cấp để hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản lượng bán hàng phôi thép, thép xây dựng, thép cuộc cán nóng quý 2 đạt 1,8 triệu tấn và tiếp tục chiếm thị phần số 1 về thép xây dựng (36,2%), ống thép (28,8%).

Trong 6 tháng đầu năm, Hòa Phát đã sản xuất hơn 4,3 triệu tấn thép thô, tăng 8% so với cùng kỳ. Tiêu thụ thép xây dựng, phôi thép HRC đạt gần 4 triệu tấn, tăng hơn 6% so với cùng kỳ. Trong đó, thép xây dựng đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ; sản lượng bán hàng HRC nửa đầu năm đạt 1,4 triệu tấn, tăng 7%; sản phẩm hạ nguồn HRC như ống thép, tôn mạ lần lượt đạt 377.000 tấn và 180.000 tấn.

Các lĩnh vực khác của tập đoàn vẫn hoạt động theo đúng kế hoạch quý. Trong đó, nông nghiệp đóng góp 4% doanh thu chung của tập đoàn; lĩnh vực bất động sản, tháng 6/2022 Hòa Phát đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mở rộng khu công nghiệp Yên Mỹ II thêm 216 ha.

6 tháng đầu năm Hòa Phát đã nộp ngân sách Nhà nước gần 7.400 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021 và vượt xa mức nộp của cả năm 2020.

Hiện tại, các dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, dự án khai thác mỏ quặng sắt tại Úc, nhà máy sản xuất vỏ container tại bà Rịa - Vũng Tàu, trung tâm sản xuất hàng gia dụng tại Hà Nam,... đang được đẩy nhanh tiến độ. Trong đó, dự án điện máy hàng gia dụng, vỏ container sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên trong quý 3,4 năm nay. Trong khi, dự án Dung Quất 2 dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.

Cổ phiếu điều chỉnh mạnh, nhiều doanh nghiệp "ôm cổ" lao đao theo

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HPG có sự điều chỉnh mạnh trong thời gian gần đây. Tạm kết phiên sáng 26/7, cổ phiếu này đứng ở mức 21.800 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 50% kể từ mức đỉnh cách đây 9 tháng. Vốn hóa của Hòa Phát theo đó cũng chỉ còn 127.344 tỷ đồng và không còn trong top 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán.

Cổ phiếu HPG sụt giảm trong bối cảnh nhiều yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh, đặc biệt là sự giảm mạnh của giá thép.

Diễn biến cổ phiếu HPG 1 năm qua

Diễn biến cổ phiếu HPG 1 năm qua

Cùng với đà lao dốc của cổ phiếu HPG, không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà nhiều các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chuyên nghiệp, thậm chí cả những doanh nghiệp "tay ngang" đều phải "gồng" lỗ hoặc cắt lỗ cổ phiếu này.

Đầu tiên phải kể đến nhóm tự doanh các công ty chứng khoán trong đó Chứng khoán Trí Việt (mã TVB) là cái tên ôm lỗ nặng nhất với HPG. Khoản đầu tư vào HPG được TVB để dưới dạng chứng khoán sẵn sàng bán có giá gốc gần 197 tỷ đồng nhưng giá trị hợp lý chỉ còn chưa đến 112 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ 85 tỷ đồng.

Trong khi đó, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng đang "kẹp" một lượng lớn cổ phiếu HPG và tạm lỗ. Công ty chứng khoán này đã bỏ gần 110 tỷ đồng mua cổ phiếu HPG trong quý 1 và đã cắt lỗ một phần, hiện còn gần 85 tỷ đồng theo giá gốc. Tuy nhiên, giá trị hợp lý chỉ còn 55 tỷ đồng, do đó VDSC ghi lỗ gần 30 tỷ đồng.

Nắm giữ cổ phiếu HPG với giá trị ít hơn, nhưng Chứng khoán SSI (SSI) cũng đang tạm lỗ hơn 7 tỷ đồng trên giá vốn gần 36 tỷ đồng.

Tương tự các công ty chứng khoán, một số quỹ đầu tư cũng lỗ nặng với HPG, chẳng hạn Ballad Fund thuộc SGI Capital. Theo báo cáo tháng 6, hầu hết cổ phiếu trong danh mục của quỹ đều giảm trong đó HPG tiếp tục có hiệu suất tệ nhất danh mục với mức giảm 35,7%. Ballad Fund qua đó cũng kết thúc tháng với hiệu suất âm 5%.

Các quỹ đầu tư lớn như VEIL Dragon Capital, VinaCapital VOF,... cũng thường xuyên giữ HPG trong top 10 cổ phiếu tỷ trọng lớn nhất danh mục. Bên cạnh đó, các quỹ ETFs tham chiếu theo rổ VN30 cũng nắm một lượng HPG nhất định. Hầu hết các tổ chức trên đều có hiệu suất âm trong tháng 6 và cả 6 tháng đầu năm.

Ngoài các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư, một doanh nghiệp "tay ngang" đầu tư chứng khoán khác là CTCP Hóa An (mã DHA) cũng lỗ nặng do đầu tư vào cổ phiếu HPG. Trong quý 2, doanh nghiệp khai thác khoáng sản này đã mua gần 2 triệu cổ phiếu HPG nâng sở hữu lên 2,54 triệu đơn vị. Việc bắt trượt đáy HPG đã khiến DHA phải trích lập dự phòng hơn 20 tỷ đồng khiến chi phí tài chính tăng mạnh, ăn mòn lợi nhuận. Kết quả lãi ròng quý 2 của DHA đã giảm đến 92%, còn vỏn vẹn 1,7 tỷ đồng.

Đọc tiếp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ngày hội chăm sóc xe Hyundai Care Day 2024

Ngày hội chăm sóc xe Hyundai Care Day 2024

Hyundai Care Day 2024 sẽ được Hyundai Thành Công (HTV) tổ chức tại 6 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là chuỗi sự kiện chăm sóc và trải nghiệm đặc biệt, tập trung tới những khách hàng đang sử dụng xe Hyundai.

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE