Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đối mặt với ba thách thức lớn

Những vấn đề lớn nhất mà kinh tế thế giới đang đối mặt chính là các biện pháp phong tỏa tại Trung Quốc, căng thẳng Nga – Ukraine và lạm phát leo thang chóng mặt.
Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Tăng trưởng kinh tế đang chững lại ở phần lớn các khu vực trên toàn cầu khi mà doanh nghiệp chật vật tìm hướng kinh doanh trong bối cảnh tác động từ căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, các biện pháp phong tỏa tại Trung Quốc ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cũng như lạm phát ngày một leo thang.

Kết quả khảo sát các đầu mối quản lý thu mua được thực hiện trong những tuần gần đây cho thấy tốc độ tăng trưởng của nhóm nền kinh tế lớn nhất thế giới như Đức, Mỹ, Anh chững lại trong tháng 4/2022.

Khi mà các doanh nghiệp dịch vụ đang hưởng lợi bởi các biện pháp phong tỏa thời kỳ đại dịch COVID-19 được loại bỏ và các hộ gia đình chi tiêu phần nào tiền tiết kiệm mà họ đã tích lũy được trong thời kỳ đại dịch COVID-19, doanh nghiệp sản xuất tại nhiều nơi đang gặp khó với chi phí leo thang và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, theo kết quả khảo sát mới nhất của S&P. Trên khắp thế giới, nhiều doanh nghiệp lo ngại rằng việc chi phí cuộc sống leo thang đang ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân.

Cuộc chiến tại Ukraine đẩy tăng giá hàng hóa và làm giảm đi nhu cầu tại nhiều nước, nó làm gián đoạn quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu từ cú sốc đại dịch COVID-19.

Quá trình phục hồi của kinh tế, được hỗ trợ bởi gói kích thích tài khóa và tiền tệ, đã làm giảm lạm phát tại nhiều nền kinh tế phát triển, cùng lúc đó gây sức ép lên chuỗi cung ứng toàn cầu vốn chịu nhiều căng thẳng bởi các đợt bùng dịch COVID-19.

Tất cả những yếu tố này đẩy lạm phát lên ngưỡng cao nhất trong vài thập kỷ tại tất cả các nước hai bên bờ Đại Tây Dương.

Tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là cường quốc sản xuất của thế giới, tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh tế trong tháng 4/2022 chững lại xuống mức thấp nhất trong 3 tháng. Theo S&P Global, chỉ số sức mua của Đức giảm xuống mức 54,5 điểm từ mức 55,1 điểm trong tháng 3/2022. Ngưỡng trên 50 cho thấy sự tăng trưởng còn ngưỡng dưới 50 cho thấy sự suy giảm.

Việc suy giảm sản lượng sản xuất của Đức lần đầu tiên tính từ tháng 6/2020 được bù lại bởi tăng trưởng trong ngành dịch vụ lên cao nhất tính từ tháng 8/2021. Ngành ô tô chịu tác động nặng nề, sản lượng sụt giảm mạnh.

Theo đại diện của BMW AG, doanh số bán hàng trên toàn cầu của hãng sụt giảm nghiêm trọng, ước tính riêng quý 1/2022 giảm đến 6% so với cùng kỳ năm trước. Theo BMW, tình hình địa chính trị tại Đông Âu và các biện pháp phong tỏa tại Trung Quốc chính là nguyên nhân dẫn đến thực tế này.

Còn theo CEO của hãng cung cấp phụ tùng ô tô Đức, ông Rolf Breidenbach, nói trong tuyên bố vào ngày 7/4/2022: “Hiện vẫn còn quá nhiều tình trạng hao hụt linh kiện điện tử cũng như phụ tùng, diễn biến của đại dịch COVID-19 tạo ra vô cùng nhiều rủi ro, đặc biệt trên thị trường Trung Quốc”.

“Có thể cho rằng việc giá cả tăng, đặc biệt giá hàng hóa nguyên liệu thô, năng lượng và chi phí vận tải sẽ vẫn tiếp diễn”, ông nói thêm.

Ngân hàng Bundesbank của Đức vào ngày thứ Sáu cảnh báo rằng quy định cấm nhập khẩu các sản phẩm năng lượng của Nga sẽ làm giảm sản lượng kinh tế của Nga ước tính khoảng 5% trong năm nay, tạo ra suy thoái kinh tế và lạm phát leo thang. Các quan chức châu Âu hiện đang cân nhắc đến kế hoạch loại bỏ dầu nhập khẩu từ Nga. Hơn một nửa tổng sản phẩm năng lượng mà người Đức đang sử dụng đến từ Nga.

Các doanh nghiệp Mỹ công bố rằng hoạt động kinh doanh tăng trưởng trong tháng 4/2022, tuy nhiên ở tốc độ chậm hơn so với tháng 3/2022, một phần bởi tăng trưởng chịu ảnh hưởng tiêu cực do lạm phát cao, S&P Global công bố. Chỉ số quản lý thu mua của kinh tế Mỹ ước tính khoảng 55,1 điểm, giảm đáng kể từ mốc 57,7 điểm vào tháng 3/2022, ngưỡng thấp nhất trong 3 tháng.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE