Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai mâu thuẫn trong đề xuất tại tòa

Phía Tân Thuận yêu cầu được nhận lại 21 tỷ đồng tiền lãi đã chuyển cho QCGL khi hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng dự án, ngược lại, QCGL cho rằng việc trả tiền lãi là phù hợp...
Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai mâu thuẫn trong đề xuất tại tòa

Hôm nay (12/10), TAND TP.HCM tiếp tục xét xử vụ án Công ty Tân Thuận bán rẻ 2 dự án tại quận 7, huyện nhà bè cho Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai (QCGL) gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 735 tỷ đồng.

Sau phần xét hỏi các bị cáo, Hội đồng xét xử (HĐXX) chuyển sang thẩm vấn bên liên quan là QCGL, bên nhận chuyển nhượng 2 dự án gồm Phước Kiển, Nhà Bè và Khu dân cư Ven Sông, quận 7.

Theo cáo trạng, với dự án Phước Kiển, sau khi phát hiện vụ việc, theo chỉ đạo của TP.HCM, Công ty Tân Thuận và QCGL đã ký hợp đồng hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng 32ha đất tại dự án Phước Kiển.

Cụ thể, Tân Thuận trả lại cho QCGL hơn 374 tỷ đồng, tiền thuế VAT 23 tỷ đồng, kèm lãi suất hơn 21 tỷ đồng.

Trình bày tại tòa, phía Tân Thuận đề nghị được nhận lại hơn 21 tỷ đồng tiền lãi đã chuyển cho QCGL. Phía công ty cho rằng, việc chuyển nhượng dự án là sai phạm liên quan vụ án hình sự, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, việc QCGL nhận lãi suất là sai quy định.

Về vấn đề này, phía QCGL lại đề nghị HĐXX xem xét để công ty được nhận lại khoản tiền 16,9 tỷ đồng. Phía công ty cho biết, trong quá trình điều tra, công ty đã nộp vào tài khoản của cơ quan điều tra 16,9 tỷ để đợi vụ án giải quyết.

Công ty cho rằng, giao dịch chuyển nhượng 32ha đất tại dự án Phước Kiển giữa công ty và Tân Thuận

chỉ là giao dịch dân sự kinh tế, là ngay tình. Vì vậy việc hủy hợp đồng là thiệt hại cho QCGL, thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng và hoàn trả một phần tiền lãi cho công ty là phù hợp quy định pháp luật.

Trả lời HĐXX về việc tại sao là con số 16,9 tỷ mà không phải là 21 tỷ, phía QCGL cho biết 16,9 tỷ là con số thực nhận, số tiền còn lại công ty đã nộp thuế TNDN cho khoản 21 tỷ.

Tân Thuận và QCGL mâu thuẫn khi đề xuất khi hủy hợp đồng chuyển nhượng
Một trong hai dự án QCGL nhận chuyển nhượng từ Tân Thuận

Với dự án KDC Ven Sông, phía QCGL cho biết việc nhận chuyển nhượng phần góp vốn ban đầu 45% được xác định là đúng quy định.

Việc chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp còn lại ở dự án được cơ quan điều tra xác định có sai phạm và các bên có thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng kinh tế và phục lục liên quan.

Phần diện tích chuyển nhượng là hơn 9.000 m2, giá chuyển nhượng hơn 186 tỷ. Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự xác định, chênh lệch giá là 3,5 triệu đồng/m3.

Với dự án này, hiện QCGL đã đầu tư xây dựng được block A và C và đã đầu tư hơn 40 tỷ vào xây dựng, hạ ngầm trụ điện, hơn 10 tỷ làm trạm xử lý nước thải để phục vụ hạ tầng kỹ thuật khu dân cư…

Tại tòa, phía QCGL trình bày mong muốn được tiếp tục thực hiện dự án vì QCGL là công ty có năng lực, kinh nghiệm kinh doanh bất động sản. Công ty sẽ thanh toán phần chênh lệch giá.

"Thấy sai sót nhưng không thể làm khác"

Trước đó, ở phần xét hỏi các bị cáo, ông Nguyễn Văn Minh, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty Tân Thuận cho biết HĐTV công ty chỉ có 2 người là bị cáo và bị cáo Trần Công Thiện nhưng không báo Văn phòng Thành ủy TP.HCM (chủ sở hữu) bổ sung thành viên. Khi bị cáo Thiện báo cáo miệng, bị cáo đã thống nhất mà không lập biên bản chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp của Công ty Tân Thuận tại khu dân cư Ven Sông cho QCGL.

Bị cáo Minh cho biết, bị cáo không vi phạm Khoản 1 Điều 79 Luật doanh nghiệp 2014, bởi tháng 2/2016, HĐTV Tân Thuận chỉ có 2 người nhưng theo điều lệ công ty do chủ sở hữu quy định thì HĐTV bao gồm chuyên trách và không chuyên trách không quá 5 người, nghĩa là từ 2 - 5 người.

Khi HĐTV Tân Thuận thiếu thành viên, bị cáo Minh có đến Văn phòng Thành ủy TP.HCM trình bày. Phòng Tổ chức cán bộ thông báo Văn phòng Thành ủy TP đang quy hoạch cán bộ và sẽ báo cáo lại lãnh đạo. Tuy nhiên, bị cáo Minh thừa nhận chỉ mới báo cáo miệng, chưa có văn bản đề nghị bổ nhiệm thêm HĐTV.

Tại tòa, bị cáo Minh nhận thức việc sử dụng chứng thư thẩm định giá phải đúng mục đích theo Luật Giá năm 2012. Chứng thư thẩm định giá để hợp tác đầu tư dự án nhưng bị cáo lại sử dụng chuyển nhượng vốn góp nhằm mục đích đầu tư dự án. Bị cáo nhận thức việc chuyển nhượng vốn góp cũng là triển khai dự án đầu tư. Thời điểm bị cáo nhận tờ trình chuyển nhượng vốn góp thì công ty có những nguyên tắc đảm bảo như đã tư vấn thẩm định giá, có hội đồng xây dựng giá và tờ trình về giá.

Bị cáo Minh cho biết, tháng 2/2016, khi chuyển nhượng 45% vốn góp dự án cho QCGL không đấu giá được vì thị trường địa ốc đóng băng, khu đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch 1/500. Dù không đấu giá được, bị cáo cũng không có báo cáo trong tờ trình trình Văn phòng Thành ủy TP.

Trình bày với HĐXX, bị cáo Minh cảm thấy có lỗi, sai sót, thiếu trách nhiệm nhưng không thể làm khác hơn được vì lúc đó tài chính công ty khó khăn, cần phải khởi động dự án để giảm rủi ro. Bị cáo mong muốn gia đình khắc phục hậu quả một phần chứng tỏ bị cáo có ăn năn hối cải.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố tháng 4/2024 để xem xét một số nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng: “Nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, sẽ tài trợ thêm 1 tỷ USD cho VinFast”

“Nói thị trường nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, đây là tin đồn và dụng ý khác nhau. Đến giờ này chúng tôi chưa bao giờ chậm ngân hàng một đồng lãi nào, chưa nói đến gốc, các kế hoạch tài chính được vạch ra và thực hiện nghiêm túc”, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup nói.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Chat với BizLIVE