Tân Thủ tướng Anh thừa hưởng gia sản gì từ người tiền nhiệm?

Kinh tế tiến gần đến bờ vực suy thoái, lạm phát cao nhất nhiều thập kỷ trong khi mức lương suy giảm mạnh là những thách thức lớn nhất mà bà Liz Truss phải đối mặt.
Nữ Thủ tướng Anh Liz Truss - Ảnh: WSJ
Nữ Thủ tướng Anh Liz Truss - Ảnh: WSJ

Tân Thủ tướng Anh, bà Liz Truss, sẽ đương đầu với thách thức từ việc triển vọng kinh tế Anh tồi tệ nhất tính từ khi “người hùng chính trị” Margaret Thatcher trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Anh vào năm 1979.

Theo Wall Street Journal, kinh tế Anh đang chững lại đáng kể và nhiều khả năng sẽ rơi vào suy thoái kinh tế, lạm phát tại Anh hiện đang ở ngưỡng cao nhất trong nhiều thập kỷ, các hộ gia đình đang đương đầu với chi phí năng lượng leo thang, nguyên nhân trực tiếp từ căng thẳng Nga – Ukraine.

Tăng trưởng năng suất lao động đã giảm xuống còn nửa so với thời kỳ đầu những năm 2000, mức lương thực tế giảm, đồng bảng giao dịch ở sát mức kỷ lục, dân số già gây áp lực lên dịch vụ công dù rằng chính phủ Anh cố gắng hạn chế chi tiêu công sau khoảng thời gian đã phải chi quá nhiều tiền trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) gây tổn hại đến thương mại giữa Anh và đối tác thương mại lớn nhất của nước này, cùng lúc đó, các biện pháp hạn chế nhập cư cũng khiến cho Anh khó tiếp cận với nguồn lao động chi phí thấp tại châu Âu. Tình trạng thiếu lao động tại Anh vì vậy mà trở nên tồi tệ đến mức độ chưa từng thấy, số lượng người lao động rời khỏi lực lượng lao động sau đại dịch COVID-19.

Cuộc khủng hoảng năng lượng kết hơn với thiếu lao động là hai yếu tố sẽ đẩy cao lạm phát.

Người gần đây dẫn đầu nhóm làm việc của Anh tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Mark Flanagan, khẳng định: “Họ đang đương đầu với những vấn đề tồi tệ nhất”.

Năm 2023, Anh nhiều khả năng sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất và lạm phát cao nhất trong nhóm các nước công nghiệp phát triển G7, theo nhận định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). OECD dự báo kinh tế Anh không tăng trưởng trong năm 2023 còn lạm phát sẽ duy trì ở mức 7,4%. Kinh tế Mỹ, trong khi đó, được dự báo tăng trưởng 1,2% và lạm phát ở mức 1,3%, thấp hơn rất nhiều so với Anh.

Nếu không có biện pháp can thiệp từ chính phủ, sự kết hợp giữa yếu tố giá năng lượng cao và mức lương thấp sẽ khiến cho thu nhập khả dụng của hộ gia đình Anh giảm ước tính 3.000 bảng tương đương 3.500USD/năm trước thời điểm năm 2024, đây là mức suy giảm tồi tệ nhất về mức sống trong hơn 1 thế kỷ tại Anh, theo cơ quan nghiên cứu Resolution Foundation thuộc chính phủ Anh.

Theo tính toán của IMF, trong nhóm các nền kinh tế lớn của thế giới, chỉ duy nhất Nga có tăng trưởng kinh tế thấp hơn Anh. Quá trình suy giảm kinh tế kéo dài, đó là khi lạm phát kết hợp với tiêu dùng người dân suy giảm mạnh và thất nghiệp cao, hiện chưa phải điều mà các chính trị gia “lèo lái” kinh tế Anh nghĩ tới, tuy nhiên đó thực sự là rủi ro cần phải cân nhắc, ông Flanagan phân tích.

Cho đến nay, chính phủ Anh vẫn khẳng định các rủi ro suy giảm kinh tế được nói đến ở trên đã bị thổi phồng quá mức. Nhận xét về tình trạng thất nghiệp kỷ lục của Nga, Bộ trưởng Tài chính Anh Nadhim Zahawi khẳng định nhiều hộ gia đình đã có tỷ lệ tiết kiệm rất cao trong thời kỳ đại dịch COVID-19, chính vì vậy hoàn toàn có lý do để tin tưởng vào sự vững vàng của kinh tế Anh.

Cho đến hiện tại, bà Truss chưa hề nói đến việc bà sẽ làm gì để giảm thiểu cái mà công chúng và giới truyền thông gọi là cuộc khủng hoảng chi phí cuộc sống. Cựu Ngoại trưởng Anh 47 tuổi này từng vận động giảm thuế nhằm hồi sinh nền kinh tế chứ không ủng hộ chi tiêu mạnh tay hơn.

172.000 thành viên của Đảng Bảo thủ đã chọn bà để thay thế cho ông Boris Johnson trong cương vị Thủ tướng Anh Tuy nhiên dự kiến trong những ngày tới, bà sẽ thông báo về việc can thiệp quy mô lớn cấp nhà nước nhằm hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp đương đầu với tình trạng giá khí đốt leo thang. Nợ công của chính phủ vì vậy sẽ tăng nhanh chóng.

Đồng thời bà cũng sẽ đương đầu với làn sóng tâm lý phẫn nộ của người dân. Tăng trưởng mức lương cho đến giờ chậm hơn nhiều so với mức tăng của giá cả, những tháng gần đây rất nhiều cuộc đình công đã nổ ra, trong đó có đợt đình công lớn nhất tính từ năm 1989 trong ngành đường sắt.

Rủi ro suy thoái kinh tế đã làm yếu đồng bảng Anh, hiện vốn đang thấp nhất tính từ giữa thập niên 1980, chính vì vậy việc du lịch và nhập khẩu hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn. Anh cũng là nước nhập khẩu thực phẩm, năng lượng và nhiều loại hàng hóa, chính vì vậy Anh dễ chịu tổn thương từ việc giá cả hàng hóa, thực phẩm toàn cầu biến động mạnh.

Người Anh cũng đang chật vật làm hộ chiếu, thi bằng lái xe hoặc sắp xếp lịch hẹn với bác sỹ bởi dịch vụ công đã suy yếu nhiều trong đại dịch COVID-19 và cũng bởi thiếu ngân sách hoạt động.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE