Tân Long nuôi “tham vọng” chinh phục thị trường thế giới với thương hiệu gạo A An

Tân Long vừa xuất khẩu thành công các lô gạo ST25 lúa–tôm và Jasmine sang các thị trường khó tính nhất thế giới. Đây là lần đầu tiên một thương hiệu gạo Việt Nam được chuỗi bán lẻ quốc tế đặt niềm tin và ký kết hợp đồng phân phối tại các thị trường cao cấp như Nhật Bản, EU…
Ông Trương Sỹ Bá – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Tân Long
Ông Trương Sỹ Bá – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Tân Long

Để có nguồn nguyên liệu lúa sạch, ổn định, truy suất được nguồn gốc phục vụ cho kế hoạch đạt 100.000 điểm bán gạo vào năm 2025 và lên đến 200.000 điểm vào năm 2030, tương ứng kế hoạch tiêu thụ 600.000 tấn gạo thành phẩm mỗi năm và chinh phục thị trường gạo thương hiệu toàn cầu.

Tập đoàn Tân Long vừa triển khai thành công đề án “Phát triển chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo và xây dựng thương hiệu gạo quốc gia A An”tại Đồng Tháp. Để hiểu hơn đề án này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Trương Sỹ Bá – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Tân Long.

Theo đề án thì Tân Long sẽ phát triển mô hình cánh đồng lớn (CĐL) bằng việc liên kết các hợp tác xã (HTX) lại. Các HTX đang sản xuất bình thường trên cánh đồng của họ, CĐL của Tân Long sẽ mang lại lợi gì cho HXT và Tân Long tìm kiếm lợi ích gì ở đây?

Đây là một câu hỏi rất lớn và tôi xin trả lời như sau:

Tân Long xây dựng đề án này với mục đích là cùng với các HTX cũng như xã viên xây dựng mô hình HTX trên CĐL hay còn gọi là cánh đồng hạnh phúc.

Như chúng ta đã biết, xã hội càng phát triển thu nhập của người dân càng cao thì tiêu thụ gạo sẽ càng giảm nhưng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm (ATTP) lại càng cao, nhất là vấn đề truy suất nguồn gốc.

Tháng 7/2019, Tân Long ra mắt thương hiệu gạo A An đến nay đã được phân phối tại 25.000 điểm bán lẻ gạo trên toàn quốc, tổng quy mô tiêu thụ bán lẻ và bán buôn đạt trên 180.000 tấn/năm.

Kênh phân phối gạo A An sẽ nâng lên 100.000 điểm bán vào cuối năm 2025, và tiếp tục mở rộng lên 200.000 điểm bán vào năm 2030, tương ứng kế hoạch tiêu thụ 600.000 tấn gạo thành phẩm mỗi năm.

Để có đủ nguồn nguyên liệu sạch Tân Long xác định liên kết cùng các HTX tổ chức CĐL - cánh đồng hạnh phúc với mục tiêu có được sản phẩm gạo chất lượng cao, phù hợp với xu hướng của người tiêu dùng trong nước và quốc tế, và Tân Long không có bất kỳ một động cơ nào khác trên cánh đồng này, như bán phân bón thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay cung cấp dịch vụ để được hưởng lợi.

Trong CĐL này chúng tôi sẽ đồng hành cùng HTX và tham gia sâu vào chuỗi liên kết với tỷ lệ được pháp luật cho phép tối đa là 30%, và tham gia dưới dạng vốn lưu động, tổ chức các hoạt động đầu vào như vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc BVTV … tất cả những sản phẩm này đều được đánh giá có chất lượng tốt nhất, số lượng lớn có giá phải chăng.

Hiện nay canh tác của bà con và HTX cơ bản manh mún, khi chuyển sang CĐL các chi phí đầu vào sẽ rẻ hơn, tiết kiệm hơn và thuận tiện để áp dụng cơ giới hóa hiện đại giúp giảm chi phí đầu vào và giảm công lao động, tăng thu nhập. Đó là lợi ích thiết thực nhất của bà con.

Tuy nhiên, sẽ có nhiều khó khăn trong nước đi này bởi sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long từ trước đến nay chủ yếu sử dụng phân hóa học và theo thói quen lượng phân bón sẽ tăng dần dẫn đến dư thừa khoảng 30% thậm chí hơn, và thuốc BVTV cũng như vậy, làm thất thoát lãng phí chưa kể tới việc mua nhầm phân bón và thuốc BVTV kém chất lượng làm đất bị thoái hóa rất nghiêm trọng.

Do vậy, khi CĐL được triển khai bắt buộc phải chuyển sang sử dụng phân hữu cơ vi sinh để cải tạo đất, nhưng sản xuất trong 01 đến 03 năm đầu sẽ thật sự khó khăn và hiệu quả không cao, nên chúng tôi sẽ có những giải pháp hỗ trợ HTX giúp thu nhập xã viên vẫn được đảm bảo.

Một số câu hỏi đặt ra là sau khi tham gia vào CĐL sẽ phải tích tụ ruộng đất?

Vào CĐL sẽ phải tích tụ ruộng đất nhưng bà con yên tâm tích tụ ở đây không phải là tích tụ sở hữu ruộng đất mà là tích tụ tư liệu sản xuất, tức quyền khai thác mảnh đất đó trong thời gian tham gia vào CĐL. Dù phá bờ thửa đi rồi nhưng sẽ có định vị và ruộng nhà ai vẫn thuộc sở hữu của nhà đó, chúng ta chỉ tham gia vào CĐL để triển khai hiệu quả hơn về mặt canh tác.

Cách đây hơn 10 năm Bộ NN-PTNT đã triển khai rất rầm rộ mô hình CĐL và Chính phủ còn lồng ghép vào Nghị định 109, doanh nghiệp phải có CĐL mới được cấp giấy phép xuất khẩu gạo. Nhưng thời gian qua mô hình này ngày càng teo tóp, theo ông đâu là nguyên nhân và bây giờ Tân Long làm CĐL ông có lo rơi vào vết xe đổ?

Theo tôi mô hình CĐL trước đây chưa được hiệu quả là do liên kết giữa doanh nghiệp và HTX cũng như xã viên thật sự rất mong manh, các doanh nghiệp tham gia CĐL với những động cơ khác nhau như bán thuốc BVTV, phân bón, cung cấp dịch vụ nông nghiệp để kiếm lời, trong khi đó động cơ của Tân Long là sản phẩm sạch, an toàn để phục vụ cho thương hiệu gạo A An mà chúng tôi đang xây dựng.

Thứ hai, liên quan đến uy tín của doanh nghiệp. Tham gia vào chuỗi liên kết khi giá lúa rớt thì doanh nghiệp bỏ nông dân không mua lúa, việc này đã xảy ra rất nhiều.

Đối với doanh nghiệp niềm tin của người tiêu dùng rất quan trọng, khi họ có lòng tin sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra mua gạo giá cao và sản phẩm của chúng tôi sẽ bán được giá cao hơn so với các sản phẩm không có thương hiệu. Đó chính là mục tiêu gạo sạch A An hướng đến.

Qua đề án này bà con đã hiểu được sứ mệnh và tầm nhìn Tân Long đang hướng tới là phát triển thương hiệu gạo A An ở thị trường trong và ngoài nước, như vậy chuỗi liên kết này chắc chắn sẽ bền vững.

Bằng tâm huyết và lòng đam mê đối với ngành lúa gạo tôi cam kết phát triển chuỗi liên kết lúa gạo bền vững giữa doanh nghiệp và các HTX trên một tiêu chí CĐL không có bờ mẫu, và cùng bà con xã viên xây dựng thành công “cánh đồng hạnh phúc”.

Cám ơn ông!

Đọc tiếp

Đại diện Hội LHPN Việt Nam và Nestlé Việt Nam công bố triển khai mô hình “Cùng Maggi Nấu nên cơ nghiệp”

"Cùng MAGGI Nấu Nên Cơ Nghiệp” đến với hàng ngàn phụ nữ nông thôn

Mô hình dịch vụ gia đình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp” do nhãn hàng MAGGI thí điểm khởi xướng. Theo đó, từ năm 2024, mô hình sẽ được triển khai rộng rãi ở 8/20 tỉnh, kỳ vọng sẽ mang đến những hiệu quả tích cực cho hàng chục ngàn phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, có niềm yêu thích và mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực.

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Kim Long Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ gửi kèm. Đồng thời, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án tháp CT3 và CT7 - Đà Nẵng Times Square.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE