Tâm điểm chứng khoán: VN-Index chênh vênh trên MA100, nhà đầu tư cần thêm yếu tố hỗ trợ

VN-Index đã rướn qua MA100 ngay trước tuần triển khai chu kỳ T+2. Tuy nhiên, dòng tiền chốt lời vẫn liên tục đeo bám và gây khó dễ trong cho chuyển động thị trường.
Từ trái qua: Ông Bùi Nguyên Khoa, ông Bùi Văn Huy, ông Trần Trương Mạnh Hiếu
Từ trái qua: Ông Bùi Nguyên Khoa, ông Bùi Văn Huy, ông Trần Trương Mạnh Hiếu

Kỳ vọng sớm nới room tín dụng trong quý 3/2022

Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm vĩ mô - thị trường CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)

Xu hướng thị trường khả quan, động lực tăng điểm rõ rệt chưa hình thành do dòng tiền đang chững lại và có chiều hướng chốt lời nhiều hơn.

Hiện các thông tin hỗ trợ cho thị trường như nới room tín dụng hay sửa lại Nghị định 153 vẫn chỉ trong giai đoạn chờ nên thị trường khó có lực đẩy mạnh mẽ. Việc chỉ số VN-Index hồi phục tới 7 tuần liên tiếp cũng là tất yếu sau khi đã giảm rất sâu.

Về những rủi ro tôi từng e ngại trước đây, bức tranh hiện đã bớt u ám đi nhiều. Nền kinh tế trong nước cho thấy khả năng chống chịu tốt trước biến động của thế giới. Tỷ giá đã ổn định, lạm phát cũng được kiểm soát. Dự báo xu hướng tăng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng sẽ tiếp tục diễn ra.

Tôi thiên về khả năng VN-Index sẽ hướng lên tối đa là vùng 1.300-1.350 điểm.

Xét về nhóm ngành, nhóm Ngân hàng vẫn là tiêu biểu nhất với kết quả kinh doanh quý 2/2022 vẫn trên 30%. Theo tôi, quý 3/2022, nhóm này vẫn có thể duy trì mức tăng trưởng với con số tương tự nhờ low base của quý 2/2021, qua đó tiếp tục đánh bại các nhóm ngành khác.

Tất nhiên, Ngân hàng với đặc điểm là lượng cổ phiếu lưu hành quá lớn, nên cần phải có dòng tiền lớn nên sẽ có sự phân hóa giữa các cổ phiếu: MBB, VCB, HDB với câu chuyện được cấp nhiều room tín dụng hơn. Hoặc VPB với câu chuyện bán vốn chiến lược.

Với nhóm sản xuất, theo tôi nhiều mã đã tăng hết đà. Nhóm Hóa chất vẫn khá tốt trong khi nhóm ngành giúp phòng vệ trước lạm phát là Thực phẩm thực tế sẽ khó đi xa.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xem xét nhóm ngành Bất động sản dù mọi thứ vẫn đang còn khá xấu. Cơ sở là doanh số mở bán mới tích cực. Một số doanh nghiệp đã trở nên hấp dẫn sau khi giảm sâu như DXG, NLG.

Về thông tin nới room tín dụng của NHNN, thị trường đang loan tin đồn 3-5%. Theo tôi, có khả năng, NHNN nên ra chính sách sớm ngay trong quý 3/2022.

Cùng với đó, giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà mới được hơn 1% thì cũng khó đem lại hiệu quả nên cũng cần phải cần được tháo gỡ sớm. Nếu các chính sách đi vào thực tế quá muộn, tác động sẽ không được phản ánh rõ vào số liệu kinh tế năm nay.

Với giải ngân đầu tư, việc chậm trễ trong 6 tháng đầu năm do diễn biến giá nguyên vật liệu tăng mạnh. Hiện xu hướng đã hạ nhiệt trong khi tiền giải ngân đã có sẵn nên tiến độ giải ngân sẽ tăng lên. Dự kiến thì tới quý 4/2022, có thể đạt 85-90% kế hoạch.

Dư địa sóng hồi không còn nhiều, chứng khoán toàn cầu rủi ro hơn từ nửa sau tháng 9

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc môi giới Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC)

Đà phục hồi của thị trường Việt Nam là tương đồng với nhiều thị trường trên thế giới và mối tương quan giữa các thị trường là khá cao. Hiện tại, các thị trường lớn trên thế giới đều đã vào trạng thái quá mua, thị trường Việt Nam cũng có diễn biến tương tự.

Câu hỏi quan trọng là thị trường đã thực sự kết thúc sóng hồi hay chưa? Theo ý kiến cá nhân tôi, thị trường đang trong giai đoạn yên bình do thiếu vắng những thông tin, dữ liệu vĩ mô quan trọng. Điều này cũng không hẳn là xấu vì chưa có lý do để dòng tiền bán tháo. Do đó dù có áp lực bán, tuy nhiên thị trường vẫn còn khả năng phục hồi. Tuy nhiên cần thấy rõ, dư địa của sóng hồi sẽ không còn quá nhiều khi ngưỡng 1.280-1.300 tỏ ra là vùng kháng cự mạnh và nếu chưa có yếu tố gì mới, thị trường chưa cho thấy khả năng vượt vùng kháng cự này trong ngắn hạn.

Thực tế cho thấy, khi dư địa mỏng dần, nếu không có điều chỉnh mạnh, thị trường thành ra khó "chơi". Chiến lược chung là mua chọn lọc khi điều chỉnh, tránh mua đuổi. Tất nhiên trong trạng thái hiện tại, khi các cổ phiếu đạt mức lợi nhuận mục tiêu thì hoàn toàn có thể chốt lãi chủ động.

Về các rủi ro, theo tôi, rủi ro thị trường chứng khoán toàn cầu tạm lắng xuống khi câu chuyện lạm phát đã tạo đỉnh, trong khi đó câu chuyện về rủi ro suy thoái thì chưa có tác động đáng kể và chưa có số liệu chứng minh tác động đáng kể. Thị trường việc làm của Mỹ vẫn cho thấy những dấu hiệu tích cực.

Tuy nhiên, sang tháng Chín, có thể là từ nửa sau tháng Chín, thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ rủi ro hơn.

Xa hơn là đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 vào tháng 10 năm nay. Quanh thời điểm này, chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam sẽ có nhiều biến động.

Trong nước hiện tại sẽ ảnh hưởng lớn bởi đồng Dollar và diễn biến liên thị trường bên ngoài. Còn riêng Việt Nam, CPI các tháng sắp tới cần theo dõi để xem độ trễ lạm phát thể hiện như thế nào.

Về câu chuyện nới room tín dụng và rút ngắn chu kỳ thanh toán, do ít tin tức quá nên 2 chủ đề này được nhắc đi nhắc lại và là tâm điểm trong những tháng vừa qua.

Hiện tại xuất hiện nhiều tin đồn tháng 9 sẽ nới thêm room cho một số ngân hàng. Các ngân hàng được nới room, đương nhiên sẽ có được sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh những tháng cuối năm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý đừng trả quá nhiều cho câu chuyện mà năm nào cũng có. Nhìn chung, sóng ngành ngân hàng tương quan cao với sóng thị trường chung. Dù thanh khoản được cải thiện ít nhiều, tuy nhiên so với mức đỉnh thì còn kém xa.

Trong khi đó, cung cổ phiếu ngân hàng ngày một nhiều với việc phát hành, chia thưởng liên tiếp. Có thể có sóng ở một vài cổ phiếu cụ thể, tuy nhiên sóng lớn toàn ngành trong bối cảnh hiện nay là rất khó.

Nhà đầu tư nên chuẩn bị nhiều kịch bản đối phó rủi ro

Ông Trần Trương Mạnh Hiếu, Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán KIS Việt Nam

Đà tăng từ tháng 07/2022 của thị trường đang dần chững lại trong phiên cuối tuần trước. Nguyên nhân chủ yếu là do áp lực chốt lời ngắn hạn của nhà đầu tư khi chỉ số VN-Index rướn qua vùng MA100. Tuy nhiên, tôi nhận thấy xu hướng tăng trong ngắn hạn vẫn còn và sự chững lại có thể là sự tích lũy mang yếu tố kỹ thuật do khối lượng đang ở mức thấp. Nếu nghiên cứu về khối lượng, nhà đầu tư có thể nhận thấy rằng khối lượng sẽ có xu hướng gia tăng tại giai đoạn đầu của xu hướng tăng/giảm.

Khi thị trường đi ngang mà khối lượng vẫn tăng thì đó có thể là tín hiệu cho thấy xu hướng tăng/giảm có thể bị đảo chiều. Tuy nhiên, khi thị trường đi ngang mà khối lượng giảm thì đó lại là tín hiệu tốt cho thấy giá đang có sự tích lũy. Thời điểm hiện tại, khối lượng có sự suy giảm là một tín hiệu quan trọng cho thấy thị trường đang tích lũy.

Nếu trong thời gian tới chỉ số có thể tăng trưởng trở lại và vượt được ngưỡng 1.300 thì dư địa tăng trưởng của thị trường là khá lớn. Trong trường hợp đó nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu của mình và tập trung và các nhóm cổ phiếu dẫn dắt có nền tảng cơ bản tốt.

Ở thời điểm hiện tại một số rủi ro có thể kể đến là: lạm phát, chính sách nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, và các chính sách từ Trung Quốc.

Thứ nhất, áp lực lạm phát đang giảm khi giá xăng đã điều chỉnh về quanh mốc 25.000 đồng/lít thấp hơn mức đỉnh 33.000 đồng/lít. Điều này làm giảm áp lực lên chi phí nguyên liệu và lạm phát ở Việt Nam. Hiện rủi ro này vẫn còn nhưng không thật sự lớn như vài tháng trước.

Thứ hai, chính sách nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn mà điển hình là FED. FED đã tiến hành nâng lãi suất từ tháng 03/2022 nhằm chống lại lạm phát cao ở Mỹ. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách tiền tệ ở các nước khác như Việt Nam. Việc nâng lãi suất này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, tuy nhiên, mức độ sẽ không mạnh như giai đoạn trước đây khi lạm phát ở Mỹ đang chững lại. Vì thế, rủi ro từ chính sách nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn có thể vẫn tồn tại nhưng tác động có thể không mạnh.

Thứ ba, các chính sách từ Trung Quốc có thể tạo nên những rủi ro lớn với thị trường tài chính toàn cầu khi nước này thực hiện những chính sách rất khó dự đoán, như chiến lược Zero-covid. Điều này đã tạo áp lực không nhỏ lên chuỗi cung ứng toàn cầu khi Trung quốc có vai trò rất lớn trong chuỗi này. Bên cạnh đó, một số chính sách khác của Trung Quốc vẫn tiềm ẩn những rủi ro lớn. Vì thế, các chính sách từ Trung Quốc có thể ảnh hưởng lớn với nền kinh tế thế giới.

Như vậy, các rủi ro vẫn sẽ tạo áp lực lên thị trường toàn cầu như áp lực này sẽ không thật sự lớn. Vì thế, nhà đầu tư không nên lo lắng về chúng.

Thay vào đó, để đối phó tốt với những biến động trên thị trường nhà đầu tư nên chuẩn bị cho mình nhiều kịch bản về các nhóm rủi ro khác nhau để có thể hành động nếu những rủi ro đó xuất hiện và tác động xấu đến danh mục của mình.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

Ảnh minh họa

Giá vàng giảm, tỷ giá USD/VND tăng mạnh

Giá vàng SJC sáng nay ghi nhận giảm 1,1 triệu đồng/lượng, xuống mốc 83 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND được các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Chat với BizLIVE