Tài chính tuần qua: Rúng động thông tin giao dịch thẻ ngân hàng tại Thế Giới Di Động bị lộ

Trong các ngày 7 và 8/11, việc rò rỉ thông tin giao dịch thẻ ngân hàng của khách hàng tại chuỗi cửa hàng của Thế Giới Di Động đã khiến dư luận xôn xao. Mặc dù đại điện các ngân hàng đã lên tiếng trấn an và Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo các ngân hàng rà soát các đơn vị chấp nhận thanh toán nhưng nhiều người vẫn không khỏi lo lắng.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Liên quan đến thông tin rò rỉ giao dịch thẻ ngân hàng của khách hàng tại CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Thế Giới Di Động), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành có văn bản số 8511 về việc tăng cường bảo mật thông tin khách hàng.
Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán rà soát, làm việc với Thế Giới Di Động để xác định nguyên nhân; đồng thời theo dõi, giám sát chặt các thẻ và giao dịch thẻ liên quan trong vụ việc để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, có biện pháp xử lý phù hợp nhằm bảo mật thông tin và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. (Xem thêm)

Ngân hàng nói gì về vụ lộ thông tin giao dịch ở Thế Giới Di Động?

Trao đổi với PV, một số chuyên gia là lãnh đạo ngân hàng, giám đốc các trung tâm thẻ cho rằng, kể cả hacker có đủ 16 chữ số trên thẻ, cũng chưa thể lấy được tiền của người dùng. "Chỉ trong trường hợp bị lộ tất cả thông tin về số thẻ, ngày hết hạn, ba số bí mật phía sau thẻ (mã CVV)..., đối tượng xấu mới có thể thực hiện giao dịch trên mạng", lãnh đạo một ngân hàng nói.
Phó tổng giám đốc một ngân hàng bán lẻ nói thêm, mã CVV là dữ liệu mà chỉ có ngân hàng biết chứ một bên là điểm chấp nhận thanh toán (merchant) như Thế Giới Di Động không thể có được. Do đó, nếu dữ liệu này được hacker lấy từ đây như họ thông báo thì không thể có số CVV. (Xem thêm)
Tháng 10/2013, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động ngân hàng Việt Nam một đầu mối xử lý nợ xấu rất đặc thù ra đời - Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), mua lại nợ xấu các tổ chức tín dụng nhưng không trả bằng tiền mặt, mà bằng trái phiếu đặc biệt với kỳ hạn 5 năm.
Agribank là trường hợp đầu tiên, bán những khoản nợ xấu đầu tiên (đợt đầu này ghi nhận hơn 1.700 tỷ đồng) sang VAMC. Đến nay, đã tròn 5 năm, với những khoản không xử lý được, trái phiếu VAMC lần lượt đáo hạn và ngân hàng phải ghi nhận lại nợ xấu đã bán.(Xem thêm)

Buộc các ngân hàng cập nhật xử lý nợ xấu từng năm

Ngày 7/11/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản 8425 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (các ngân hàng) tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu.
Cụ thể, các ngân hàng cần rà soát, cập nhật kế hoạch xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 chi tiết từng năm cho giai đoạn từ 14/8/2017 đến 15/8/2022, triển khai các phương án, giải pháp xử lý nợ xấu theo đúng lộ trình, kế hoạch đã đề ra. (Xem thêm)
Ngày 30/10 vừa qua, BIDV đã trình văn bản lấy ý kiến của các cổ đông về việc phát hành riêng lẻ hơn 600 triệu cổ phiếu cho KEB Hana - một ngân hàng Hàn Quốc. Đây là tín hiệu tích cực trong nỗ lực cải thiện các chỉ số tài chính của BID và tăng CAR để đáp ứng yêu cầu Basel II. Dự kiến việc phát hành sẽ diễn ra vào cuối 2018 hoặc năm 2019. Nếu đợt tăng vốn này của BIDV thành công, sẽ có tác động tích cực đến bức tranh tài chính cũng như cải thiện tiềm năng tăng trưởng cho vay và lợi nhuận của ngân hàng này. (Xem thêm)

Ngân hàng “xoay” vốn cho vay cuối năm

Với hạn mức còn lại hạn hẹp, một số ngân hàng cho biết đang tập trung nguồn vốn cho vay sản xuất kinh doanh nhiều hơn. Đối với những khoản vay mua bất động sản, ngoài thu nhập trả nợ vay từ lương, các ngân hàng còn yêu cầu nguồn thu nhập khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh để hạn chế bớt.
Trong bối cảnh đó, để có hạn mức cho vay trong những tháng cuối năm, ngân hàng đang phải cơ cấu thu hồi lại các khoản nợ có liên quan đến bất động sản để cho khách hàng sản xuất kinh doanh vay. (Xem thêm)

Đọc tiếp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

Nhịp cầu doanh nghiệp

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp với những ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giao dịch đa dạng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024

Ngày 20/4/2024, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh báo cáo về kết quả đạt được trong công tác quản trị, điều hành, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong năm 2023, PVcomBank đã thông qua Đại hội nhiều nội dung quan trọng khác.

HOSE đã lên lịch chuyển đổi sang KRX

HOSE đã lên lịch chuyển đổi sang KRX

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã gửi thông báo đến các CTCK về kế hoạch triển khai chính thức KRX, dự kiến ngày 2/5 sẽ chính thức vận hành hệ thống giao dịch mới.

Chat với BizLIVE