Tác động của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine tới kinh tế Đông Nam Á

Trang Hội đồng Ấn Độ các vấn đề quốc tế (ICWA) đăng bài phân tích của nhà nghiên cứu cao cấp Sripathi Narayanan về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và những tác động đối với kinh tế Đông Nam Á.
Sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, giá năng lượng quốc tế, đặc biệt là giá dầu thô và khí đốt tự nhiên, đã tăng vọt. Ảnh: TTXVN
Sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, giá năng lượng quốc tế, đặc biệt là giá dầu thô và khí đốt tự nhiên, đã tăng vọt. Ảnh: TTXVN

Ảnh hưởng đến thị trường năng lượng

Sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, giá năng lượng quốc tế, đặc biệt là giá dầu thô và khí đốt tự nhiên, đã tăng vọt. Tuy nhiên, hiện tại, thị trường năng lượng đã dần ổn định. Theo các dự báo, sự biến động trên thị trường dầu thô có thể giảm nhẹ vào cuối năm, sau khi ghi nhận mức tăng đột biến vào đầu năm 2022.

Trên thị trường quốc tế, Nga là nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên lớn thứ hai với sản lượng ước tính khoảng 22.500 tỷ feet khối và là nhà sản xuất dầu thô lớn thứ ba với sản lượng trung bình 10,5 triệu thùng/ngày. Nga cũng là nước xuất khẩu than lớn thứ ba cũng như là nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng, đặc biệt là nickel, palldium, bạch kim và titan, cũng như nhôm, đồng và uranium.

Tuy nhiên, tác động thực sự của dầu khí Nga trên thị trường quốc tế còn hạn chế. Lý do chính cho điều này là phần lớn dầu mỏ và khí đốt của Nga hướng đến châu Âu. Gần một nửa lượng dầu mỏ và gần 1/4 lượng khí đốt tự nhiên của Nga được xuất khẩu sang châu Âu.

Mặt khác, than đá không được giao dịch rộng rãi trên thị trường năng lượng và do đó sẽ có tác động khá hạn chế. Cần lưu ý rằng hai nhà cung cấp là Indonesia và Australia đáp ứng hơn một nửa nhu cầu toàn cầu về than. Nhu cầu đối với mặt hàng này chủ yếu là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với động lực này, tầm quan trọng của than đá Nga là khá thấp, do cả Australia và Indonesia đều có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường châu Á.

Khi nói đến khoáng sản, sự sẵn có và giá cả sẽ tác động đến một số ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp đã có kinh nghiệm trước đó khi chứng kiến gián đoạn chuỗi cung ứng khoáng sản do đại dịch gây ra trong hai năm qua. Kết quả là, các quốc gia đã và đang nghiên cứu về khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng cho cả nguyên liệu thô và thành phẩm.

Thách thức đối với an ninh lương thực

Mối quan tâm về hậu quả của cuộc xung đột này ở Đông Âu cũng liên quan đến sự sẵn có của thực phẩm. Mặc dù Nga và Ukraine không phải là những nhà sản xuất nông sản lớn nhất nhưng cả hai quốc gia này đều là những nhà cung cấp chính trên thị trường ngũ cốc toàn cầu.

Nga và Ukraine chiếm khoảng 1/3 nguồn cung lúa mỳ toàn cầu và 1/5 ngô, 3/4 hướng dương và 1/3 lúa mạch. Trước khi bùng nổ chiến sự, ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine đã nuôi sống 400 triệu người. Mặc dù phần lớn lương thực do hai quốc gia này sản xuất chủ yếu dành cho các thị trường tập trung ở châu Phi và Tây Á nhưng các mặt hàng này cũng đã có mặt nhiều hơn ở các khu vực khác trên thế giới bao gồm cả Đông Nam Á.

Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng tại Stavropol, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại khu vực Đông Nam Á, có 4 nước nằm trong số 15 nhà nhập khẩu lúa mỳ của Ukraine và Nga hàng đầu. Cụ thể, Indonesia (2,72 triệu tấn), Philippines (0,63 triệu tấn), Thái Lan (0,56 triệu tấn) và Malaysia (0,4 triệu tấn) phụ thuộc vào lúa mỳ của Ukraine. Đối với Indonesia, Ukraine là nhà cung cấp lúa mỳ lớn nhất.

Đối với toàn khu vực, thách thức thực sự không chỉ nằm ở giá ngũ cốc và mà còn cả phân bón. Nga có sự hiện diện nổi bật trên thị trường phân bón toàn cầu vì nước này là nhà xuất khẩu lớn nhất duy nhất. Xuất khẩu của Nga chiếm khoảng 1/6 lượng phân bón potassium trên toàn cầu, hơn 1/10 lượng phân đạm và khoảng 1/6 lượng phân hỗn hợp (chứa hai hoặc nhiều nitơ, kali và photphat).

Là những nước đóng vai trò quan trọng trong trên thị trường phân bón, cuộc xung đột ở Đông Âu cũng có thể có tác động tiêu cực đến sự sẵn có và giá cả của các mặt hàng nông nghiệp ở những quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu từ Nga hoặc Ukraine.

Các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia và Việt Nam chiếm hơn 1/10 lượng phân bón xuất khẩu từ Nga, trong khi Indonesia mua hơn 15% lượng phân bón từ Nga. Với mức độ phụ thuộc cao như vậy, thách thức đối với ASEAN là đảm bảo an ninh lương thực.

Tác động trực tiếp của cuộc xung đột được cảm nhận ở lĩnh vực du lịch của Thái Lan. Theo những dự đoán trước khi bắt đầu chiến sự, Thái Lan dự kiến đón hơn 450.000 lượt khách từ Nga trong năm nay. Do xung đột và các biện pháp trừng phạt Nga, quốc gia châu Á này không mong đợi bất kỳ khách du lịch Nga nào.

Thực tế là cả Nga và Ukraine đều không phải là đối tác thương mại lớn của ASEAN với tư cách là một khối. Thương mại với Nga và Ukraine chỉ chiếm lần lượt khoảng 0,64% và 0,11% trong tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Ngay cả khi mức độ tiếp xúc thấp như vậy, khu vực này vẫn phải chịu đựng những cú sốc kinh tế do cuộc xung đột này gây ra.

Theo TTXVN

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE