Startup công nghệ AirCity mơ trở thành tiểu kỳ lân của Việt Nam

AirCity hiện giúp 12 đối tác quản lý 40 tòa nhà với hơn 500 căn hộ dịch vụ tại TP.HCM, Hà Nội và Cần Thơ.
Đồng sáng lập và điều hành AirCity Lê Hoàng Nhật
Đồng sáng lập và điều hành AirCity Lê Hoàng Nhật

Lê Hoàng Nhật, đồng sáng lập và điều hành AirCity, startup cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà trọn gói dành cho các chủ nhà và các đơn vị kinh doanh nhà cho thuê bằng nền tảng công nghệ. AirCity quản lý check in - check out cho khách, quản lý hợp đồng, quản lý các sự cố, thu hộ - chi hộ, phát hành bill, bảo trì bảo dưỡng tòa nhà, giám sát định kỳ, vệ sinh và tổng hợp thu chi cho chủ nhà…

AirCity giải quyết 3 “nỗi đau” của chủ nhà hiện tại về vấn đề nhà cho thuê. Thứ nhất là vấn đề tài chính vì khách bỏ cọc, trốn cọc, mất mát tài sản. Thứ hai là về tinh thần khi phải túc trực 24/7 chăm sóc cho cư dân khách trọ, khách thuê, hoặc phải giải quyết bài toán nhân sự của đội ngũ. Thứ 3 là khó khăn trong việc mở rộng quy mô kinh doanh vì 2 vấn đề nêu trên.

Lê Hoàng Nhật, đồng sáng lập và điều hành AirCity gọi vốn trên Shark Tank

Lê Hoàng Nhật, đồng sáng lập và điều hành AirCity gọi vốn trên Shark Tank

AirCity hiện giúp 12 đối tác quản lý 40 tòa nhà với hơn 500 căn hộ dịch vụ tại TP.HCM, Hà Nội và Cần Thơ. AirCity xây dựng nền dữ liệu đấu nối và kết hợp với các hệ sinh thái công nghệ khác như dữ liệu bán phòng đang được triển khai trên Tiki thông qua Tini app, các thông báo phí và các hóa đơn xác nhận cũng như đánh giá 5 sao, báo sao kê gạch nợ tự động.

Camera AI sẽ xác thực gương mặt và check in không cần dùng thẻ từ, dấu vân tay để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho cư dân là người ở, giải pháp chi phí thấp và bền vững cho chủ nhà.

AirCity bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái với chương trình Antler, quỹ đầu tư toàn cầu tổ chức chương trình dành cho các nhà sáng lập tại Việt Nam mùa đầu tiên. “Chúng tôi may mắn là một trong những startup được đầu tư Antler vào tháng 1 năm nay với deal là 85.000 USD cho 12% cổ phần”, Hoàng Nhật chia sẻ.

Mục tiêu của AirCity là chuyển đổi số cho 100 nghìn tòa nhà căn hộ tại các thành phố tại khu vực Đông Nam Á và trở thành tiểu kỳ lân của Việt Nam trong lĩnh vực. Đến với Shark Tank, AirCity có kế hoạch gọi vốn 1 triệu USD với định giá trước tiền là 4 triệu USD. Và muốn các Shark đồng hành với đề nghị 100 nghìn USD cho 2%.

AirCity đang làm việc với vài VC (vốn đầu tư mạo hiểm) ví dụ Golden Gate Ventures đang vào Việt Nam, bên Access Ventures, VIC, VIK partner (nhà đầu tư angles).

Hoàng Nhật chia sẻ dự kiến quý 1 có doanh thu 48 triệu đồng, quý 2 là 110 triệu đồng, quý 3 dự kiến là 230 triệu đồng và quý 4 là 460 triệu đồng. Tức là tổng doanh thu của năm 2022 khoảng 850 triệu đồng.

Doanh thu của AirCity là từ phí quản lý, thu trên doanh thu tòa nhà, với 5% trên doanh thu. Hiện tại startup quản lý nhà cho thuê, nhà phố, chưa vào được chung cư.

Startup cho biết muốn tự phát triển hệ thống, các hệ thống tự động và các nền tảng dữ liệu. Tiếp nữa sẽ đầu tư vào thương hiệu, sự kiện cho cộng đồng cư dân. Startup cũng muốn triển khai mô hình thí điểm microwave house, là wisehouse nhỏ để phục vụ cho các hệ thống nhà cho thuê và các chung cư sau này, giặt sấy tự động hoặc chứa những đồ nội thất dư, để xe hoặc ít sử dụng, cho thuê không gian để đồ.

Startup hiện cung cấp dịch vụ giặt sấy định kỳ tận phòng cho các cư dân và thay nước mỗi 2 tuần 1 lần bình nước 20 lít để mang lại trải nghiệm tốt hơn, tiện lợi hơn cho cư dân.

Hoàng Nhật cũng chia sẻ hiện tại bên anh chỉ có thể tăng trưởng 5.000 phòng nên cần 1 triệu USD để bắt đầu xây dựng đội ngũ kỹ thuật làm sản phẩm thật sự. Mục tiêu năm sau của AirCity là 8.000 phòng, năm 2024 là 32.000 phòng, năm 2025 là 64.000 phòng và 2026 là 100.000 phòng.

AirCity cũng hỗ trợ cho chủ nhà cho thuê phòng bằng cách làm việc với các môi giới bên ngoài và bán hàng trực tiếp trên Tiki. Nhà cho thuê là dài hạn từ 6 tháng trở lên, với phí môi giới là 60% (trên tiền thuê của tháng đầu tiên).

AirCity phù hợp với hệ sinh thái của Shark Hưng đang xây dựng
AirCity phù hợp với hệ sinh thái của Shark Hưng đang xây dựng

Shark Hưng đánh giá với doanh thu khoảng mấy chục nghìn USD, mấy trăm triệu mà startup đặt ra mức định giá khá tham vọng. Dù vậy, ông vẫn đề nghị đầu tư 100 nghìn USD cho 10%.

Shark Bình thấy startup phù hợp với hệ sinh thái của NextTech, tuy nhiên cũng mắc sai lầm rất nhiều startup khác cũng hay mắc phải, là hiện tượng “ngáo vốn”. Shark Bình nói: “Ngáo vốn nghĩa là mình cố sống cố chết để gọi một vòng vốn và phấn đấu mục tiêu cao nhất cũng là giá trị cao nhất. Gọi được số vốn ở một định giá rất cao nhưng không tương xứng với năng lực, cái kết quả kinh doanh của startup tại thời điểm đó dẫn đến cái hệ quả lớn là không gọi được vốn vòng sau.

Sang vòng sau, các nhà đầu tư khác không vào nữa. Đây là kinh nghiệm về việc ngáo vốn của các startup. Tôi cũng không thể chào được mức nào cao hơn so với mức mà Shark Hưng chào. Chính vì vậy tôi sẽ không đầu tư”.

Hoàng Nhật (bên trái) và Shark Hưng hợp tác

Hoàng Nhật (bên trái) và Shark Hưng hợp tác

Startup đề xuất 100 ngàn đô cho 5%, tuy nhiên Shark Hưng từ chối. Cuối cùng, AirCity đồng ý với Shark Hưng cho mức 100 nghìn USD cho 10%.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE