Siết tín dụng có thể chặn sốt đất?

Khi nền kinh tế đang đạt tăng trưởng dương thì các biện pháp đưa ra sẽ cần được xem xét cẩn thận.
Ông Matthew Powell, bà Đỗ Thị Thu Hằng (giữa) và bà Hoàng Nguyệt Minh.
Ông Matthew Powell, bà Đỗ Thị Thu Hằng (giữa) và bà Hoàng Nguyệt Minh.
Như BizLIVE phản ánh, thời gian qua, sau Tết Nguyên đán đến nay, giá đất tại nhiều địa phương tăng phi mã. Mới đây nhất, sau thông tin Hà Nội chuẩn bị phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vào tháng 6 tới, đất nền vùng ven sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội đã tăng dựng đứng.
Trước tình trạng giá đất nền “nhảy múa” khắp nơi như trên, các chuyên gia Savills Việt Nam đã đưa ra một số nhận định và giải pháp kìm chế “cơn sốt” đất nền.
GIÁ ĐẤT TĂNG KHÔNG ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NGOẠI 
Siết tín dụng có thể chặn sốt đất? ảnh 1
Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho Thuê Thương mại, Savills Hà Nội
Hiện tượng tăng giá đất vừa qua có thể khoanh vùng trong các giao dịch giữa các cá nhân và không ảnh hưởng quá nhiều tới quyết định của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 
Khi các nhà đầu tư nước ngoài đưa ra quyết định đầu tư vào thị trường bất động sản tại Việt Nam, họ sẽ mất thời gian để quan sát và đánh giá thực tế, thông qua các hoạt động thẩm định giá cụ thể.
Hoạt động mua đi bán lại các giao dịch thì không thể đánh giá được con số tăng về giá đất mà phải dựa trên số liệu giao dịch của các dự án trước đây đang triển khai với giá bán và tốc độ bán xác định. 
Vậy nên khi triển khai và dự kiến giới thiệu dự án trong tương lai, nhà đầu tư sẽ cân nhắc về nguồn cung của thị trường tại thời điểm đó là bao nhiêu. Bản thân các nhà đầu tư hiện vẫn đang đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng. 
Đặc biệt là tại Hà Nội, các khu vực xung quanh còn quỹ đất rất lớn vẫn chưa được khai thác. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài lại có thế mạnh lớn trong việc phát triển quần thể dự án, cung cấp tất cả các dịch vụ tiện ích bên cạnh căn hộ dùng để bán. 
SIẾT TÍN DỤNG LÀ MỘT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG ĐẦU CƠ LƯỚT SÓNG
Siết tín dụng có thể chặn sốt đất? ảnh 2
Bà Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội
Các khu vực có quy hoạch hoặc cơ sở hạ tầng đang trong quá trình hoàn thiện, thường là cơ sở để giá đất tăng. 
Còn các khu vực “ăn theo” hoặc chỉ tăng giá dựa trên thông tin chung thì không nên được nhìn nhận là nguyên nhân thật sự dẫn đến hiện tượng tăng giá đất. 
Sự tăng giá này chủ yếu là đầu cơ thay vì dựa trên nhu cầu có thực. Việc mua đi bán lại không đem lại kết quả cuối cùng, hoạt động mua đi bán lại diễn ra lúc chờ tăng giá như vậy sẽ không phản ánh được nhu cầu thực chất của thị trường.
Việc siết tín dụng có thể được xem là một biện pháp để kiểm soát tình trạng đầu cơ lướt sóng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế của Việt Nam đang đạt tăng trưởng dương thì các biện pháp đưa ra sẽ cần được xem xét cẩn thận bởi khi được áp dụng trên diện rộng, chúng chắc chắn tạo ra hiệu ứng với độ trễ nhất định. 
Chúng tôi nhận thấy, các dự án có được hỗ trợ về tín dụng của ngân hàng thì thường là nhóm dự án đã có nguồn hàng nhất định. 
Tại Hà Nội, các chỉ số về kinh tế hiện nay vẫn ở ngưỡng an toàn. Trong điều kiện hiện nay, các biện pháp vẫn cần đi từ cấp độ cảnh báo cho đến ngăn chặn hẳn sốt đất, nhằm hướng đến mục tiêu thị trường bền vững, ổn định, bởi đây sẽ là quyết định không chỉ tác động riêng tới lĩnh vực bất động sản mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác.
Theo tôi, trong nỗ lực kiểm soát sốt đất, Nhà nước có thể cân nhắc tới hai yếu tố quan trọng:
Thứ nhất, là công bố đầy đủ chi tiết quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng, cập nhật cụ thể tới người dân, để họ nắm được chính xác những khu vực nào chịu ảnh hưởng từ những quyết định của Nhà nước. 
Thứ hai, là đưa ra các chế tài chặt chẽ để kiểm soát thị trường và đảm bảo sự công khai minh bạch trong ngành bất động sản. 
Cụ thể, Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ điều kiện pháp lý khi các chủ đầu tư tung bán sản phẩm ra thị trường, đồng thời phía chủ đầu tư cần hoàn thành các điều kiện pháp lý, đảm bảo người mua nhận nhà cùng các thiết bị và thông tin như cam kết. 
Đặc biệt, thị trường Việt Nam đang tồn tại vấn đề liên quan đến các cá nhân môi giới bất động sản không có bằng cấp và chứng chỉ hợp lệ, với việc họ tự ý đẩy giá lên, làm ảnh hưởng đến giá đất thật sự của thị trường. 
Hơn nữa, Việt Nam vẫn chưa có cơ quan xác định để lưu trữ các thông tin thiết thực như các giao dịch trên thị trường. Hiện, giá mua bán tuy vẫn được ghi nhận nhưng những con số này không thực sự phản ánh giá giao dịch thực giữa người mua và người bán. 
CẦN SỐ HOÁ GIẤY TỜ ĐỂ KIỂM SOÁT VIỆC ĐẨY GIÁ ĐẤT 
Siết tín dụng có thể chặn sốt đất? ảnh 3
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills
Trên thực tế, thị trường bất động sản Việt Nam hiện vẫn phụ thuộc khá nhiều vào các loại giấy tờ. Vì vậy, chúng ta có thể nghĩ đến hoạt động chuyển đổi số, tức là số hóa các giấy tờ đó vào một hệ thống quản lý chung mang tính quốc gia và việc này đòi hỏi tầm nhìn dài hạn. 
Việc có được một hệ thống dữ liệu ở tầm quốc gia sẽ mang lại nhiều lợi ích, trong đó có việc kiểm soát các môi giới cố tình tung tin đồn và đẩy giá đất lên cao. 
Ở một số nước như Anh hay Hồng Kông, các môi giới phải được cấp bằng để hoạt động trong lĩnh vực này. Vấn đề quan trọng không nằm ở riêng mỗi chính sách, bởi thị trường cũng cần được đảm bảo ổn định về cung cầu.
Các chính sách cũng cần làm rõ được việc bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư, song song với việc đảm bảo tránh lạm phát và làm tốt việc kiểm duyệt giá nhà đất. Hoạt động thẩm định giá đất, những người làm công tác định giá đất cũng nên có bằng cấp nhất định (hoặc có tiêu chuẩn quốc tế) và có kinh nghiệm dày dặn.

Đọc tiếp

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt kiều có mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đồng thời bước vào chu kỳ phục hồi, tăng trưởng trở lại. Với đà phục hồi này có thể nhận định là thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển mới từ nửa cuối năm 2024.

Nhu cầu thuê nhà ở cao cấp tiếp đà tăng

Nhu cầu thuê nhà ở cao cấp tiếp đà tăng

Báo cáo của Savills World Research vừa công bố, giá thuê nhà ở cao cấp trên toàn cầu đã tăng trung bình 5,1% trong năm 2023 do hạn chế về nguồn cung nhưng nhu cầu lưu trú lại phục hồi đáng kể.

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Các dự án đầu tư hạ tầng như đường Vành đai 3,5 và 4 sẽ mở rộng thị trường nhà ở Hà Nội, hướng tới không tập trung nguồn cầu ở các khu vực nội thành, khu vực trung tâm. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở ra các tỉnh và khu vực lân cận với giá cả hợp lý và quỹ đất lớn hơn, theo chuyên gia.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE