SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank (mã SSB) chính thức tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2022.
SeABank tăng vốn điều lệ hơn 19,8 nghìn tỷ đồng (Hình minh họa).
SeABank tăng vốn điều lệ hơn 19,8 nghìn tỷ đồng (Hình minh họa).

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 1309/QĐ-NHNN ngày 28/07/2022 về việc chấp thuận thay đổi vốn điều lệ trên Giấy phép hoạt động của SeABank từ 16.598 tỷ đồng lên gần 19.809 tỷ đồng sau đợt phát hành 211,4 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức và phát hành thêm 109,7 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Thông qua 2 đợt phát hành này, vốn điều lệ của SeABank tăng thêm 3.211 tỷ đồng và đạt gần 19.809 tỷ đồng.

Được biết, trong quý 3/2022, SeABank sẽ tiếp tục lộ trình tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành 59,4 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho Người lao động (ESOP). Cụ thể, gần 2.500 cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên SeABank được lựa chọn tham gia chương trình ESOP sẽ được quyền mua cổ phiếu với mức giá ưu đãi 15.000 đồng/cổ phiếu.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 2.806 tỷ đồng, tăng trưởng 180% so với cùng kỳ năm 2021, hoàn thành 57,7% kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2022.

Trong đó, tổng thu thuần TOI đạt 5.029 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, thu thuần ngoài lãi (NOII) cũng ghi nhận con số tăng trưởng khá ấn tượng, tới 226% so với cùng kỳ, đạt 1.736 tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,3% so với mức 38,3% cùng kỳ năm 2021.

Tính đến hết 30/6/2022, tổng tài sản của SeABank đạt 229.723 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm từ 1,65% tại thời điểm 31/12/2021 xuống còn 1,6% tại thời điểm 30/6/2022.

Đọc tiếp

Hoàn thiện quy định pháp lý về chi trả tiền gửi được bảo hiểm

Hoàn thiện quy định pháp lý về chi trả tiền gửi được bảo hiểm

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề, trong đó, có đại biểu đặt vấn đề xem xét bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) để thực hiện tốt vai trò trong quá trình tái cơ cấu các TCTD; nhất là trong việc chi trả cho người gửi tiền được bảo hiểm khi ngân hàng phá sản.

Nhịp cầu doanh nghiệp

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Rủi ro xuất phát từ những lỗi sai đến từ chính các TCTD là không có

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Rủi ro xuất phát từ những lỗi sai đến từ chính các TCTD là không có

Đánh giá về tình hình an toàn thanh toán, đặc biệt rủi ro gian lận trong thanh toán điện tử, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, xuyên suốt quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực thanh toán, có một điểm rất đáng mừng là rủi ro xuất phát từ những lỗi sai đến từ chính các TCTD là không có.

ABBANK thay đổi nhân sự cấp cao

ABBANK thay đổi nhân sự cấp cao

Ngày 10/8/2023, HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) giao ông Phạm Duy Hiếu đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc tại ABBANK thay bà Lê Thị Bích Phượng có đơn từ nhiệm.
Chat với BizLIVE