Sẽ đấu giá công khai 24,4% vốn Vinatex

Chiều ngày 8/5, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Hình thức cổ phần hoá Vinatex là kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Hình thức cổ phần hoá Vinatex là kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Theo đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng.

Sau cổ phần hóa, Vinatex sẽ kế thừa các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Tập đoàn Dệt may Việt Nam trước khi chuyển đổi, tiếp tục kinh doanh các ngành, nghề mà Tập đoàn hiện đang thực hiện và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Hình thức cổ phần hoá là kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Vinatex có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng. Tổng số cổ phần là 500 triệu cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó, Nhà nước nắm giữ 255 triệu cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp 3.000.850 cổ phần, chiếm 0,6% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược 120 triệu cổ phần, chiếm 24% vốn điều lệ; bán đấu giá công khai 121.999.150 cổ phần, chiếm 24,40% vốn điều lệ.

Cơ cấu cổ phần của Vinatex 

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định mức giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu và lựa chọn tổ chức tài chính trung gian và Sở Giao dịch chứng khoán để bán cổ phần.

Về phương án sắp xếp lao động, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 4.766 người; tổng số lao động chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần là 4.741 người. Số lao động không chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần được thực hiện chế độ theo quy định của Nhà nước.

Theo đề án tái cơ cấu của Chính phủ, trong 2 năm từ 2014 - 2015, sẽ thực hiện cổ phần hóa 432 doanh nghiệp theo phương án đã phê duyệt. Đồng thời vẫn tiếp tục rà soát, bổ sung các doanh nghiệp Nhà nước cần phải cổ phần hóa để giảm số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và số doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối.

Trong 9 công ty mẹ được cổ phần hóa, đến nay đã cổ phần hóa xong Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Xăng dầu - Petrolimex và Tập đoàn Thép.

Tiếp sau Vinatex, còn Tổng công ty hàng không, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà & đô thị và Tổng công ty Công nghiệp xi măng đang chờ đợi để cổ phần hóa.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

T&T Group hợp tác với Wyndham Hotels & Resorts vận hành khách sạn tại Hải Dương

T&T Group hợp tác với Wyndham Hotels & Resorts vận hành khách sạn tại Hải Dương

Dự án khách sạn của T&T Group tọa lạc giữa trung tâm thành phố Hải Dương vừa chính thức trở thành 1 trong 43 khách sạn mang thương hiệu Wyndham tại Việt Nam và là khách sạn duy nhất tại Hải Dương được vận hành quản lý bởi Wyndham Hotels & Resorts - đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý vận hành khách sạn uy tín trên toàn cầu.

BB Power Holdings của ông Vũ Quang Bảo lỗ "khủng" hơn 739 tỷ đồng năm qua

BB Power Holdings báo lỗ hơn 739 tỷ đồng năm qua

BB Powr Holding - thành viên BB Group thuộc sở hữu của ông Vũ Quang Bảo báo lỗ hơn 739 tỷ đồng trong năm 2023. Đây là mức lỗ "khủng" nhất của công ty chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng này trong 3 năm trở lại đây.

Chat với BizLIVE