Quỹ ngoại đang rút mạnh vốn khỏi Trung Quốc?

Tốc độ và quy mô các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp dụng với Nga không khỏi khiến nhiều người suy nghĩ lại về cách mà phương Tây nhìn nhận về Trung Quốc, chuyên gia nhận định.
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Danh sách những rủi ro ngày một nhiều hơn đang biến Trung Quốc thành “vũng lầy” đối với nhà đầu tư toàn cầu, đây là quan điểm được đưa ra trong bài báo mới đây được Bloomberg đăng tải.

Câu hỏi khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất chính là tại Trung Quốc, rất khó để dự báo trước được tình hình chính trị cũng như chính sách tại Trung Quốc khi mà giới chức Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách không COVID-19 cũng như nhiều chiến dịch khó doán để điều phối toàn bộ các ngành nghề.

Kết quả, nhiều nhà đầu tư quốc tế đang cảm thấy việc phân bổ quá nhiều tiền vào tài sản Trung Quốc ngày một trở nên không hợp lý. Dòng tiền rút khỏi cổ phiếu, trái phiếu và các quỹ tương hỗ tại Trung Quốc tăng lên sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, trong khi đó, một quỹ thịnh vượng quy mô 1,3 nghìn tỷ USD đã rút vốn khỏi một hãng thời trang Trung Quốc bởi bất đồng trong quan điểm quản lý. Quỹ đầu tư tư nhân vào Trung Quốc khác cũng huy động chỉ được 1,4 tỷ USD trong quý đầu năm – mức thấp nhất tính từ năm 2018 tính với cùng khoảng thời gian trên.

Tốc độ và quy mô các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp dụng với Nga không khỏi khiến nhiều người suy nghĩ lại về cách mà phương Tây nhìn nhận về Trung Quốc, theo chuyên gia thuộc tổ chức đầu tư Artemis Investment Management LLP – ông Simon Edelsten.

Nhóm quản lý quỹ quy mô 37 tỷ USD của ông đã bán toàn bộ các khoản đầu tư của họ tại Trung Quốc sau khi vào năm ngoái Bắc Kinh can thiệp vô cùng mạnh tay vào nhiều doanh nghiệp hàng đầu như Didi Global hay Ant Group, họ khẳng định rằng các động thái đó đe dọa đến quyền lợi của cổ đông. Quan điểm ngày một cứng rắn của Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông và nhiều vấn đề địa chính trị khác trong khu vực cũng khiến cho giới đầu tư cảm thấy cần phải thận trọng, ông Edelsten phân tích.

Cũng theo ông Edelsten, chính trị và quản trị hiện đang là yếu tố cần phải được cân nhắc thận trọng, đặc biệt nếu tính đến cam kết dài hạn với các khoản đầu tư vào Trung Quốc. Ông nói thêm rằng các biện pháp mà phía châu Âu đưa ra chống lại Nga cho thấy rằng mối quan hệ thương mại vững mạnh không đảm bảo về an ninh ngoại giao.

Ông cũng nói thêm rằng căng thẳng Nga – Ukraine đã làm tăng đáng kể rủi ro nói trên và quỹ của ông nhiều khả năng sẽ duy trì tỷ trọng thấp tại Trung Quốc trong những năm tới. Chỉ số chứng khoán của Trung Quốc hiện đang thấp nhất tính từ năm 2014.

Trưởng bộ phận đầu tư tại quỹ Krane Funds Advisors LLC, ông Brendan Ahern, nói đến hoạt động bán không phân biệt và không tính toán về giá cổ phiếu Trung Quốc mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện trong những năm gần đây.

Ông Ahern nói thêm rằng quan điểm quản lý của Trung Quốc giống như “tấn công” vào các doanh nghiệp có tiếng và có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cao nhất, cùng lúc đó các biện pháp trừng phạt chống lại Nga khiến nhiều người lo ngại điều tương tự sẽ có thể xảy ra với Trung Quốc. Quỹ của ông vốn chuyên quản lý nhiều quỹ ETF chuyên về Trung Quốc, hiện đang thay thế cổ phiếu Trung Quốc bằng cổ phiếu niêm yết trên sàn Hồng Kông nhằm làm giảm đi rủi ro.

Việc kiếm tiền trên thị trường Trung Quốc gần đây dường như cũng đang trở nên khó khăn hơn. Chỉ số CSI 300 của cổ phiếu Trung Quốc giảm 15% từ đầu năm đến nay, còn tỷ lệ lợi nhuận thu về cũng rát thấp. Chứng khoán Trung Quốc hiện tại đang ở ngưỡng thấp nhất tính từ năm 2014.

Lần đầu tiên kể từ năm 2010, lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc thời hạn 10 năm không chênh lệch nhiều với trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ. Lợi suất trên thị trường tín dụng USD lợi suất cao của Trung Quốc trong quý gần nhất rớt xuống mức thấp nhất trong 1 thập kỷ.

Các quỹ toàn cầu đã bắt đầu rút mạnh tiền khỏi Trung Quốc, họ bán ước tính khoảng 7 tỷ USD cổ phiếu doanh nghiệp niêm yết trên thị trường Trung Quốc đại lục với kết nối thông qua Hồng Kông. Đồng thời họ cũng bán ra 14 tỷ USD nợ chính phủ Trung Quốc trong 2 tháng gần nhất, giảm tỷ lệ nắm giữ tài sản tại Trung Quốc.

Giám đốc điều hành quỹ SPI Asset Management, ông Stephen Innes, nhận xét: “Thị trường đang lo ngại về các mối liên quan của Trung Quốc với Nga, nó khiến cho nhà đầu tư sợ hãi, bạn có thể chứng kiến tâm lý ngại rủi ro ngay từ khi căng thẳng Nga – Ukraine bắt đầu. Mọi người đều đang bán trái phiếu Trung Quốc chính vì vậy chúng tôi cảm thấy hài lòng rằng chúng tôi không mua gì cả”.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE