Quý 2, Vinamilk ghi nhận lợi nhuận hơn 4.300 tỷ đồng, thực hiện 45% kế hoạch năm

Lạm phát cao dẫn đến sức tiêu thụ giảm xuống đáng kể, và vì những lý do khách quan này, Vinamilk chưa thể duy trì được đà tăng trưởng.
Quý 2, Vinamilk ghi nhận lợi nhuận hơn 4.300 tỷ đồng, thực hiện 45% kế hoạch năm

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) mới công bố kết quả kinh doanh quý 2/2022 với doanh thu thuần đạt 14.930 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi giá vốn bán hàng gần như không đổi, ở mức 8.854 tỷ đồng do đó lợi nhuận gộp của VNM đạt 6.076 tỷ đồng, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2021. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 43,6% xuống 40,7%.

Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng 16,7% lên mức 342 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng gấp 3,2 lần lên 135 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 4% lên 3.316 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 3% xuống 377 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 26% xuống còn 2.089 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần đi ngang ở mức 28.808 tỷ đồng, lợi nhuận ròng giảm 20% xuống 4.348 tỷ đồng, lần lượt thực hiện 45,1% và 44,9% kế hoạch năm.

Tóm tắt kết quả kinh doanh quý 2/2022 của VNM

Tóm tắt kết quả kinh doanh quý 2/2022 của VNM

Vinamilk cho biết, lạm phát cao dẫn đến sức tiêu thụ giảm xuống đáng kể, và vì những lý do khách quan này, Vinamilk chưa thể duy trì được đà tăng trưởng.

Thị trường nội địa ghi nhận doanh thu thuần đạt 12.471 tỷ đồng, giảm 5,9% so với cùng kỳ trong đó, doanh thu nội địa Công ty Mẹ đạt 10.994 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ. Biến động này nằm trong dự tính của Công ty do hai nguyên nhân chính: (1) Giá trị tiêu thụ toàn ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam giảm 2% trong 5 tháng đầu năm 2022 (AC Nielsen) dưới áp lực lạm phát và (2) Cạnh tranh nhiều hơn khi có thêm các công ty mới gia nhập thị trường sữa vốn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Trong khi thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu thuần 2.459 tỷ đồng, tăng 10,8% so với Q1/2022 và tương đương cùng kỳ 2021.

Sức mua giảm, doanh thu giảm nhưng giá nguyên vật liệu vẫn cao khiến biên lợi nhuận Vinamilk tiếp tục giảm. Tín hiệu tích cực là biên lợi nhuận gộp quý 2 đã tăng trở lại so với quý 1 (40,5%). Công ty lý giải nhờ tiêu thụ sữa trong quý hè cao hơn quý đầu năm, giá bán được điều chỉnh và biên lợi nhuận gộp dòng sữa tươi 100% cải thiện so với cùng kỳ năm trước, đây là thành quả của chiến lược đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống trang trại bò sữa.

Vinamilk kỳ vọng biên lợi nhuận gộp các quý tiếp theo sẽ duy trì và cải thiện nhờ giá một số nguyên vật liệu chính đầu vào đã cho thấy dấu hiệu tạo đỉnh.

Triển vọng tăng trưởng năm 2022 sẽ bị ảnh hưởng, sữa công thức bị cạnh tranh gay gắt

Trong báo cáo phát hành vào đầu tháng 6/2022, Công ty chứng khoán VCSC cho biết, triển vọng tăng trưởng năm 2022 của Vinamilk sẽ bị ảnh hưởng do sức mua của người tiêu dùng giảm, cùng với đà tăng trưởng chững lại của mảng sữa đặc và sữa công thức.

Mặc dù tháng 1/2022, VCSC đã dự báo mức tiêu thụ ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) sẽ duy trì ở mức thấp hơn khoảng 5-10% so với mức của năm 2019 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng phổ thông. Tuy nhiên, VCSC cho biết, dự báo tiêu dùng FMCG sẽ có rủi ro tiếp tục giảm do áp lực của lạm phát đang gia tăng.

Ngoài ra, mảng kinh doanh sữa đặc chịu tác động bất lợi từ cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm có nguồn gốc Malaysia trong quý 1/2022, Ban lãnh đạo dự báo tình hình cạnh tranh này sẽ còn kéo dài và gây khó khăn cho VNM trong 2 năm tới.

Bên cạnh đó, theo VCSC, mảng kinh doanh sữa công thức của VNM cũng gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn như NutiFood và VitaDairy liên tục tung ra các sản phẩm mới.

Mặc dù gần đây giá nguyên liệu đã giảm nhưng vẫn cao so với năm 2021 do đó, VCSC dự báo giá sữa sẽ tiếp tục tăng cho đến cuối năm do gián đoạn nguồn cung cấp phân bón và thức ăn chăn nuôi cũng như áp lực lạm phát bắt nguồn từ xung đột Nga – Ukraine.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VNM chốt phiên 29/7 tại mức giá 72.800 đồng/cổ phiếu, tăng 20% so với mức đáy mới được ghi nhận vào giữa tháng 6/2022. Tuy nhiên, so với đầu năm 2022, giảm 11%.

Đọc tiếp

Đại diện Hội LHPN Việt Nam và Nestlé Việt Nam công bố triển khai mô hình “Cùng Maggi Nấu nên cơ nghiệp”

"Cùng MAGGI Nấu Nên Cơ Nghiệp” đến với hàng ngàn phụ nữ nông thôn

Mô hình dịch vụ gia đình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp” do nhãn hàng MAGGI thí điểm khởi xướng. Theo đó, từ năm 2024, mô hình sẽ được triển khai rộng rãi ở 8/20 tỉnh, kỳ vọng sẽ mang đến những hiệu quả tích cực cho hàng chục ngàn phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, có niềm yêu thích và mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực.

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Kim Long Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ gửi kèm. Đồng thời, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án tháp CT3 và CT7 - Đà Nẵng Times Square.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE