PV Power (POW) đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 giảm 64% khi giá nhiên liệu đầu vào cao và nhiều nhà máy phải đại tu

Năm 2022, PV Power đặt mục tiêu tổng doanh thu 24.242 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 743 tỷ đồng, lần lượt giảm 1,3% và 64% so với năm 2021.
Năm 2022, nhiều nhà máy điện của PV Power sẽ ngừng máy để thực hiện sửa chữa lớn (Ảnh minh họa)
Năm 2022, nhiều nhà máy điện của PV Power sẽ ngừng máy để thực hiện sửa chữa lớn (Ảnh minh họa)

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, mã POW) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên, dự kiến diễn ra ngày 19/4 tới đây.

Theo tờ trình, năm 2022, PV Power lên kế hoạch đạt tổng doanh thu 24.242 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế (LNST) 743 tỷ đồng, lần lượt giảm 1,3% và 64% so với năm 2021.

Trong đó, doanh thu công ty mẹ dự kiến đạt 16.921 tỷ đồng, LNST 900 tỷ đồng; giảm hơn 8% về doanh thu và 43% về lợi nhuận so với thực hiện năm 2021.

Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của POW

Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của POW

Trong năm 2022, PV Power dự báo những khó khăn, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2021 sẽ còn tiếp tục trong năm nay.

Cụ thể, doanh nghiệp cho rằng, dư địa của dịch bệnh COVID-19 vẫn còn ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến nhu cầu phụ tải và sản xuất điện trong khi nguồn cung của hệ thống điện quốc gia tăng đáng kể do bổ sung các nhà máy điện mới đưa vào vận hành và các nguồn năng lượng tái tạo… ảnh hưởng trực tiếp tới các nhà máy điện hiện có của PV Power.

Về nguồn nhiên liệu khí cho sản xuất điện, PV Power cho biết các nhà máy điện của doanh nghiệp phải sử dụng nguồn khí bổ sung giá cao ảnh hưởng lớn tới tính cạnh tranh khi tham gia thị trường điện.

PV Power cho biết thêm, năm 2022, nhiều nhà máy điện của PV Power sẽ ngừng máy để thực hiện sửa chữa lớn như nhà máy điện Cà Mau 1&2 thực hiện đại tu, nhà máy điện Nhơn Trạch 1 thực hiện trùng tu, nhà máy điện Vũng Áng 1 thực hiện đại tu và khắc phục sự cố của tổ máy số 1, nhà máy điện Đakđrinh thực hiện đại tu. Do đó, PV Power sẽ gặp nhiều khó khăn do các nhà máy điện ngừng máy thời gian dài để thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa, chi phí sản xuất tăng, đặc biệt chi phí có thể phát sinh do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Nhà máy điện Cà Mau 1&2 đã tham gia thị trường điện cạnh tranh từ cuối năm 2021, hợp đồng mua bán điện của nhà máy điện Cà Mau 1&2 đã được ký lại, theo đó hiệu quả thấp hơn so với hợp đồng mua bán điện trước đây.

Ngoài ra, PV Power cho hay công tác thu xếp vốn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư các dự án của doanh nghiệp gặp áp lực rất lớn trong bối cảnh phải tự vay - tự trả, không được hỗ trợ bảo lãnh vay vốn nước ngoài của Chính phủ và của tập đoàn.

Hiện, tổng công ty đang triển khai đầu tư xây dựng nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, tham gia góp vốn thực hiện dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh, góp vốn đầu tư tăng vốn điều lệ tại CTCP Năng lượng tái tạo Điện lực dầu khí… và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án theo chiến lược, kế hoạch đã được phê duyệt.

Năm 2022, PV Power dự kiến cần 4.989 tỷ đồng vốn đầu tư, trong đó 3.933 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ bản, 799 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị và 257 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào đơn vị thành viên. Trong đó, PV Power dự kiến sử dụng 2.750 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và 2.239 tỷ đồng là vốn vay cùng vốn khác.

Về kết quả kinh doanh năm 2021, PV Power đạt tổng doanh thu 25.293 tỷ đồng và LNST 2.052 tỷ đồng, giảm lần lượt 16% và 23% so với năm 2021.

Với kết quả kinh doanh như trên, PV Power dự kiến trình ĐHĐCĐ phương án không chia cổ tức năm 2021. Toàn bộ khoản LNST công ty mẹ năm 2021 là 1.584 tỷ đồng sẽ dùng 1.437 tỷ trích quỹ đầu tư còn lại là trích quỹ khen thưởng phúc lợi và quỹ thưởng người quản lý.

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Tập đoàn Đất Xanh

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Tập trung hoàn thiện pháp lý 8 dự án lớn, huy động 3.500 tỷ thông qua chào bán cổ phiếu

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh – ông Lương Trí Thìn cho rằng, thị trường bất động sản năm 2024 đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực, Đất Xanh dự kiến hoàn thiện pháp lý 8 dự án trọng điểm quy mô lớn, chuẩn bị nguồn 20.000 sản phẩm tại các khu vực đông dân cư như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Chat với BizLIVE