Phương Tây sẽ thiệt hại gì khi trừng phạt mạnh tay kinh tế Nga?

Trong cuộc chiến thực tế, trận chiến kinh tế toàn diện có nhiều tác động mà phía Mỹ và các nước đồng minh có thể chưa nhìn ra.
Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Cho đến tuần trước, nhiều người quan niệm rằng các biện pháp trừng phạt chỉ có tác động hạn chế lên một nền kinh tế quy mô lớn, đặc biệt với kinh tế quy mô lớn như Nga. Tuy nhiên giờ đây, quan điểm đó có lẽ cần phải được xem xét lại.

Theo Wall Street Journal, các biện pháp trừng phạt nhắm đến Nga sau khi Nga tấn công quân sự Ukraina nhiều khả năng sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực hơn so với tính toán của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Bằng việc tấn công vào các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, các lãnh đạo doanh nghiệp và giới chính trị gia, phương Tây đang đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt mà cần phải mất nhiều năm có thể khắc phục được. Quan chức chính quyền Joe Biden vào ngày thứ Bảy đã công bố mục tiêu rõ ràng: làm cho kinh tế và tài chính Nga phải khốn khổ.

Thế nhưng với cuộc chiến thực tế, trận chiến kinh tế toàn diện có nhiều tác động mà phía Mỹ và các nước đồng minh có thể chưa nhìn ra. Hiện chưa rõ liệu các biện pháp trừng phạt có làm thay đổi quan điểm của ông Putin hay không, thế nhưng chúng có thể gây ra nhiều tác động dài hạn với phương Tây.

Từ năm 2014, khi Nga chịu tác động từ các biện pháp trừng phạt do tấn công Crimea, ông Putin đã cố gắng làm giảm ảnh hưởng của thế giới lên Nga. Hiện tại, Nga đang có thặng dư tài khoản vãng lai và thặng dư tài khóa, như vậy sẽ không cần phải vay tiền từ các bên cho vay trong nước cũng như nước ngoài, nợ nước ngoài của Nga thấp, dự trữ ngoại hối đa dạng ước tính quy mô khoảng 630 tỷ USD, đồng tiền tỷ giá thả nổi và một ngân hàng trung ương độc lập với mục tiêu lạm phát 4%. Nhiều yếu tố có thể dễ gây tổn hại cho Nga trong các cuộc khủng hoảng đã bị loại bỏ.

Tuy nhiên, hiện tại Nga vẫn đang làm ăn kinh doanh với thế giới, chính vì vậy cũng cần phải có khả năng chi trả. Khi mà khả năng tiếp cận với dự trữ của Nga giảm đi và phương Tây đoàn kết với các biện pháp trừng phạt, ngân hàng trung ương Nga sẽ bớt khả năng mua được đồng ruble nhằm giữ giá trị của đồng tiền này, trả lãi suất và tiền gốc với các khoản nợ nước ngoài, kết quả, khả năng vỡ nợ hoàn toàn có thể xảy ra hoặc cung cấp ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại hiện đang thiếu trầm trọng.

Các nhà nhập khẩu Nga gặp khó bởi họ không thể chắc chắn ai sẽ nhận tiền nội tệ của họ. Những điều mà Nga phải đương đầu không khác gì cuộc khủng hoảng mà nhóm nước mới nổi từng đương đầu trong thập niên 1980 và 1990.

Việc đồng ruble hạ giá tính từ khi Nga tấn công quân sự Ukraina có thể khiến cho lạm phát Nga tăng thêm từ 4 đến 5 điểm phần trăm, lạm phát Nga tháng 1/2022 đứng ở mức khoảng 8,7%, theo cựu quan chức ngân hàng trung ương Nga hiện đang sống tại Mỹ - ông Sergey Aleksashenko.

Nhằm bảo vệ cho đồng ruble và hạn chế tác động của lạm phát, ngân hàng trung ương vào ngày thứ Hai nâng lãi suất cơ bản lên 20% từ mức 9,5%. Phó chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế (IIF), bà Elina Ribakova, dự báo kinh tế Nga sẽ suy giảm ít nhất 10%, cao hơn so với thời kỳ năm 1988.

Nga hiện đang vẫn được bảo vệ bởi hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt, hiện vẫn đang được loại bỏ khỏi các biện pháp trừng phạt. Thế nhưng ngay cả “lá chắn” này cũng có những hạn chế: Dầu của Nga hiện đang được bán ở mức giá thấp còn giá dầu toàn cầu, dù đang ở mức khoảng hơn 100USD/thùng, hoàn toàn đương đầu với rủi ro nếu kinh tế thế giới đi xuống. Hiện tại, mức chi tiêu quân sự của Nga tính trên quy mô GDP còn cao hơn so với Mỹ, tình hình chiến sự căng thẳng tại Ukraina sẽ làm tăng gánh nặng đó hơn nữa.

Chi phí dài hạn với Nga sẽ còn cao hơn. Các quy định cấm bán công nghệ của phương Tây áp với Nga sẽ gây tổn hại đến quân đội và các ngành dân sự của Nga, hạn chế tiềm năng của kinh tế và khiến cho công nghệ của Nga lạc hậu hơn nữa. Theo ông Aleksashenko, việc tấn công quân sự Ukraina có thể coi như một quả bom hạt nhân ảnh hưởng đến tương lai của Nga. Trong khi đó, trong khi châu Âu đa dạng nguồn cung năng lượng, Nga sẽ vẫn phụ thuộc vào bán khí đốt sang Trung Quốc, giá bán cho Trung Quốc chắc chắn thấp hơn so với giá bán của nhiều bên mua châu Âu.

Dù các biện pháp trừng phạt đang cho thấy nó gây ra nhiều tác động tệ hại hơn so với tính toán trước đây, tác động từ nó có thể chưa hiện hữu hết.

Còn nhớ vào năm 1988, khi Nga vỡ nợ, quỹ đầu cơ Mỹ Long-Term Capital Management đã suýt sụp đổ. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm điểm trong ngày thứ Ba, cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ và châu còn giảm sâu hơn nữa, dấu hiệu cho thấy hệ thống tài chính toàn cầu đang cùng chịu thiệt hại nói chung.

Cuộc chiến Nga – Ukraina và các biện pháp trừng phạt đi kèm hiện đang đe dọa tạo ra cú sốc nguồn cung mới tiềm ẩn khả năng làm chậm tăng trưởng và khiến cho lạm phát tại châu Âu cũng như Mỹ tăng, đó là với điều kiện không có quy định cấm xuất khẩu dầu và khí đốt. Nhiều doanh nghiệp lọc dầu và ngân hàng đang tránh mua dầu thô của Nga, thực tế này đẩy giá lên cao trong phiên ngày thứ Ba. Khi mà tác động của việc giá dầu cao thực sự ảnh hưởng đến người dân, sự thống nhất của chính phủ các nước phương Tây trước Nga sẽ chịu nhiều thử thách.

Trên thực tế, các biện pháp trừng phạt hiếm khi buộc cho nước bị trừng phạt thay đổi hành vi của họ. Một chuyên gia về các biện pháp trừng phạt tại Hội đồng Atlantic, bà Julia Friedlander, nói rằng nếu hành vi của ông Putin không thay đổi và thế giới có một nền kinh tế Nga điêu tàn, tan nát, Ukraina bị phá hủy, vậy cuối cùng ai được lợi trong cuộc đối đầu này?

Dù rằng các biện pháp trừng phạt ban đầu đã khiến cho Iran buộc phải đàm phán lại về chương trình hạt nhân, nhưng nó lại chẳng có tác dụng gì với Venezuela hay Triều Tiên và trên thực tế cả hai nước này có quan điểm thậm chí ngày một cứng rắn hơn, khả năng này cũng có thể xảy ra với ông Putin. Khi cuộc chiến kinh tế trở nên căng thẳng đủ độ, nó có thể tồi tệ tương đương với cuộc chiến thực tế. Nhiều học giả nhắc lại việc Nhật tấn công vào Trân Châu cảng năm 1941 có nguyên nhân trực tiếp từ quy định cấm xuất dầu của Mỹ.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE