Phúc thẩm vụ án bầu Kiên: Trần Ngọc Thanh chỉ là giám đốc... bù nhìn

Chiều nay (1/12), tiếp tục phiên tòa phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, Hội đồng xét xử thẩm vấn các bị cáo về các hành vi kinh doanh trái phép
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên đến Tòa trong sáng nay. Ảnh: Báo Công lý
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên đến Tòa trong sáng nay. Ảnh: Báo Công lý
16h00: Phiên tòa tạm dừng, đến 8h sáng mai (2/12) sẽ tiếp tục.
Trần Ngọc Thanh chỉ là giám đốc...bù nhìn

Do bị án Trần Ngọc Thanh đang phải điều trị tại bệnh viện nên không thể có mặt tại phiên tòa nên HĐXX đã đọc lời khai của bị án này tại cơ quan điều tra. Theo đó, mọi hoạt động của công ty Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội đều do Nguyễn Đức Kiên nắm giữ và điều hành, còn ông ta chỉ là giám đốc “bù nhìn”. “Anh Kiên là người ra mọi quyết định và chỉ đạo hoạt động của công ty, các hồ sơ anh Kiên duyệt rồi đưa tôi ký”, Thanh khai.

Đến 15h55, HĐXX đề nghị đưa Nguyễn Đức Kiên ra phòng xử để tiếp tục thẩm vấn. Tuy nhiên, theo HĐXX, do các nội dung liên quan đến bị cáo Kiên khá nhiều, HĐXX và các luật sư đều muốn hỏi bị cáo, nên để liền mạch và tránh căng thẳng, tòa nghỉ sớm để bắt đầu phần thẩm vấn bị cáo Kiên vào sáng mai.
 
Theo HĐXX, do các nội dung liên quan đến bị cáo Kiên khá nhiều, HĐXX và các luật sư đều muốn hỏi bị cáo, nên để liền mạch và tránh căng thẳng, tòa nghỉ sớm để bắt đầu phần thẩm vấn bị cáo Kiên vào sáng mai cho liền mạch.

15h53, HĐXX cho mời bị cáo Kiên vào phòng xét xử. 

HĐXX công bố lời khai của bị can Trần Ngọc Thanh (vì ông này đang nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai).

15h45:

HĐXX làm rõ vai trò của Nguyễn Đức Kiên tại các Công ty ACI, AFG. Cụ thể, tại Công ty B&B , kế toán trưởng Công ty cho biết: Toàn bộ hoạt động của B&B do anh Kiên điều hành vì chị Đặng Ngọc Lan nghỉ sinh con.
15h20: 

HĐXX yêu cầu bị án Nguyễn Thị Hải Yến làm rõ một số nội dung. Bị án Hải Yến là kế toán trưởng của ACBI.

HĐXX: Ai chỉ đạo bị án sang Techcombank nhận 6 triệu cổ phiếu của Techcombank?

Bị án Hải Yến: Người chỉ đạo là ông Nguyễn Đức Kiên, tôi đã khai tại tòa sơ thẩm.

HĐXX: 800 tỷ phát hành trái phiếu của ACB, dùng mua cổ phiếu của NHTM có đúng không?

Bị án Hải Yến: Đúng ạ.

HĐXX: Khi phát hành rồi lại không dùng vào việc này, mà chỉ dùng 82 tỷ mua cổ phiếu của Eximbanh, không đúng mục tiêu ban đầu. Bị án báo cáo việc này với ai?

Bị án Hải Yến: Khi phát hành 800 tỷ trái phiếu gồm 2 nội dung là công bố trên báo chí 3 số có ghi rõ đầu tư tài chính và đầu tư dài hạn góp vốn vào đơn vị. Nhưng trong cáo bạch chỉ ghi là đầu tư vào ngân hàng. Nghĩa là trên báo chí và cáo bạch có khác nhau. Tôi có báo cáo với ông Nguyễn Đức Kiên.

HĐXX: Ông Kiên chỉ đạo thực hiện như thế?

Bị án Hải Yến: Dạ vâng.
15h12:

Sau nhiều câu hỏi của luật sư bị những người liên quan từ chối trả lời, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đề nghị HĐXX yêu cầu những người có quyền và nghĩa vụ liên quan khi từ chối trả lời phải có lý do chứ không phải thích thì trả lời, không thích thì thôi.

15h00:

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp muốn hỏi tập trung vào quan hệ Thiên Nam và ACB.

Luật sư đề nghị bị cáo Lý Xuân Hải cho biết: Đối với những việc làm của ACB với đối tác nước ngoài thì ACB tự chịu trách nhiệm hay cả Thiên Nam cùng chịu. Bị cáo Hải cho biết: ACB tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp hỏi: Trong quá trình thực hiện hợp đồng 17 có khi nào Thiên Nam ủy quyền cho ACB giao dịch với nước ngoài không?

Bị cáo Lý Xuân Hải: Tôi không thấy một văn bản nào như thế.

Luật sư Thiệp: ACB có nhận được thông báo nào bằng văn bản việc Thiên Nam giao cho ông Kiên thực hiện hợp đồng số 17?

Bị cáo Hải: Tôi không nhớ. Đề nghị hỏi anh Hân.

Luật sư hỏi ông Nguyễn Thái Hân: Đề nghị cho biết, ACB có nhận được thông báo nào bằng văn bản của Thiên Nam về việc giao ông Kiên thực hiện hợp đồng 17.

Trả lời câu hỏi này của luật sư, ông Hân nói: Tôi không nhớ văn bản này mà chỉ có một văn bản đồng ý cho ông Kiên đọc lệnh. Văn bản này không có trong hồ sơ lưu trữ nghĩa là không có.  
14h44

Luật sư hỏi bị cáo Lý Xuân Hải, tại thời điểm 2009-2010, có một hay nhiều sản phẩm liên quan đến trạng thái vàng?

Bị cáo Hải trả lời: Tôi không nhớ chính xác. Nếu hỏi hợp đồng với BB, Thiên Nam thì tôi không nhớ. Hợp đồng ký với Thiên Nam là khối lượng chứ không phải giá trị.

Luật sư Nam: Đã bao giờ ACB – Thiên Nam qui đổi ra vật chất và trao đổi với nhau chưa?

Bị cáo Hải nói: Tôi không nhớ rõ.

Luật sư: Cùng thời điểm này, ACB giao dịch với bao nhiêu khách hàng trong nước?

Bị cáo Hải: Có nhưng tôi không nhớ.

Luật sư: Các giao dịch này có hợp pháp và có nộp thuế đầy đủ?

Bị cáo Hải: Tôi nghĩ là có hợp pháp và nộp thuế đầy đủ.

14h36:

Luật sư Vũ Xuân Nam hỏi đại diện Sở KHĐT TP HCM: Vấn đề xếp hoạt động ngành nghề góp vốn mua cổ phần, BTC đã có văn bản trả lời: Xếp mã ngành và hoạt động góp vốn mua cổ phần. Tại tòa sơ thẩm đã có văn bản của Bộ KHĐT về xếp mã ngành. Nhưng sau đó, BTC trả lời căn cứ vào qui định của Chính phủ thì đó không phải là ngành. Văn bản 6344 ngày 19/9/2014 của Bộ Tài chính đã có trong hồ sơ vụ án. 
14h12:

HĐXX đề nghị Ủy ban chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản 2 nội dung gồm: 5 Công ty của bầu Kiên có đến đăng ký phát hành trái phiếu tại Ủy ban chứng khoán về phát hành trái phiếu ra công chúng không; UBCK là cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán, thì công ty AC HN có là đối tượng được phép phát hành trái phiếu theo qui định tại Điều 1, khoản 1 của nghị định 52.
Trước đó, trong phần thẩm vấn sáng nay, khi bị cáo Nguyễn Đức Kiên được gọi ra để thẩm vấn, chủ toạ nhắc nhở: "Đơn khiếu nại của của bị cáo gửi TAND tối cao dài 118 trang, HĐXX đã nghiên cứu kỹ từng nội dung; 26 trang bị cáo gửi VKS, HĐXX cũng đã được nghiên cứu. Đề nghị bị cáo tập trung trình bày các nội dung chính".

Bị cáo Kiên nói: "Bị cáo xin trình bày dài vì bản án với một người không phạm tội 30 năm là rất dài". 
Bị cáo Kiên đề nghị cho gửi đơn khiếu nại bổ sung, vì đơn này đã nhờ luật sư gõ máy tính lại cho dễ đọc, bổ sung để gửi lại thay thế cho đơn kia. Bị cáo Kiên xin được ký ngay tại toà để gửi cho chủ toạ.

Một thẩm phán nói: Đơn của bị cáo chữ rất khó đọc nhưng chúng tôi cũng đã đọc. Đơn đánh máy chúng tôi cũng sẽ đọc. Sau đó, chủ toạ vẫn chấp nhận để bị cáo ký đơn ngay tại toà để gửi cho thư ký.

Đơn khiếu nại này nói chi tiết về 4 tội danh bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt tại phiên toà sơ thẩm cách đây hơn 5 tháng. Tuy nhiên, bị cáo Kiên cho rằng, mình không phạm 4 tội danh mà tòa sơ thẩm đã nêu.
 ..............................................
11h40: Phiên tòa tạm nghỉ đến 13h30 chiều nay tiếp tục làm việc.
11h30:

HĐXX hỏi bị cáo Kiên: Việc phát hành trái phiếu của 5 công ty căn cứ vào Luật nào?

Bị cáo Kiên nói: Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán và nghị định 52 tháng 5/2006 qui định về việc phát hành trái phiếu DN.

HĐXX cho rằng, trong mảng liên quan pháp luật chứng khoán có Luật Chứng khoán và Nghị định 52. Luật qui định phát hành trái phiếu ra công chúng. Nghị định 52 cho phép phát hành trái phiếu DN. Vậy 5 DN này phát hành theo văn bản nào?

Bị cáo Kiên cho biết: Theo Nghị định 52.
11h27:

HĐXX hỏi bị cáo Nguyễn Đức Kiên việc ACI có mua cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, vào ngày 2/5/2007, ACI có ký hợp đồng mua bán cổ phần với Hòa Phát, với số lượng 3 triệu cổ phần cổ đông, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó bán ra với giá 70.000 đồng/cổ phiếu.

Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB xác nhận có việc này. Và bán với giá 80.000 đồng/cổ phần.
11h05

HĐXX hỏi: Vừa rồi ông chủ tọa công bố các hoạt động của 5 doanh nghiệp. Những hoạt động này là hoạt động đầu tư nhằm mục đích gì?

Bị cáo Kiên trả lời: Đây là các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty, mục đích tạo lập doanh nghiệp mới.

HĐXX tiếp tục hỏi: Hoạt động mua trái phiếu NH, mua cổ phần của công ty khác đang tồn tại trên thị trường khác và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Những hoạt động này nhằm mục đích gì?

Bị cáo Kiên: Việc mua trái phiếu của ACB để là chủ sở hữu của ACB trong lâu dài. Việc phát hành trái phiếu là huy động vốn chứ không phải đầu tư. Còn các khoản mua cổ phiếu trên sàn, các công ty này không bán cho đến khi tôi bị bắt. 
11h00:

Các ông bà Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Đặng Ngọc Lan… cũng xác nhận các số liệu HĐXX nêu liên quan đến các cá nhân này là đúng.
10h50:

HĐXX đề nghị Công ty cổ phần đầu tư thương mại Nhà Rồng, Công ty cổ phần xi măng Hòa Phát, Công ty cổ phần hàng hóa Sài Gòn, Ngân hàng Phương Nam, đại diện Cty cổ phần đầu tư AFG, ACI, ACI HN và Công ty cổ phần đầu tư ACB, Vietbank, Ngân hàng Thương mại Kiên Long, Dệt may Phố Nối, … xác nhận các số liệu liên quan đến hoạt động đầu tư tại 5 công ty của bầ Kiên, cụ thể là ACI. Các đơn vị xác nhận số liệu đầu tư HĐXX đưa ra là đúng. 
10h30: Bị cáo Nguyễn Đức Kiên xin phép HĐXX được phép ngồi và xin được giải lao.

HĐXX cho phép bị cáo ngồi trả lời các câu hỏi.

10h29

Luật sư hỏi bị cáo Kiên: Các văn bản có hiệu lực pháp luật, không có qui định nào về kinh doanh trạng thái vàng vào thời điểm Thiên Nam thực hiện hoạt động này?

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên: Dạ đúng.

Do hệ thống điện thoại chỉ ghi được giọng nói của bầu Kiên nên ông Kiên phải thay ông Trung gọi điện thoại sang ACB. Nếu ABC không xác nhận thì lệnh này có hiệu lực không?

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên: Nếu phía ACB không xác nhận thì hai bên phải tiến hành hủy lệnh.

10h20 

Bị cáo Kiên thừa nhận, mình là người trực tiếp gọi điện thoại đến ACB để đặt lệnh giao dịch trạng thái vàng và người xác nhận lệnh này là ông Hân – Phó TGĐ của ACB. Nhiều lệnh bị cáo gọi đến ACB được khớp sau đó 1-2 tuần. Do hệ thống điện thoại chỉ ghi được giọng nói của bầu Kiên nên ông Kiên phải thay ông Trung gọi điện thoại sang ACB.  
10h00

HĐXX hỏi: Bị cáo Kiên là người ký hợp đồng số 17, ngày 10/12/2009. Việc gọi điện thoại đến ACB vào thời điểm nào?

Bị cáo Kiên trả lời: Mỗi khi có giao dịch với ACB, ông Tổng Giám đốc Thiên Nam (ông Lê Quang Trung - đã mất) sẽ có lệnh và tôi (bị cáo Kiên) có trách nhiệm gọi điện thoại đến ACB để đọc lệnh của Tổng Giám đốc Thiên Nam.
9h40

Trong phần trình bày của mình, nhiều lần bị cáo Nguyễn Đức Kiên dừng lại để "lấy hơi", HĐXX. nhiều lần đề nghị bị cáo Nguyễn Đức Kiên giữ bình tĩnh.

Bị cáo Kiên cho biết bản thân bị tim và huyết áp cao nhưng tin rằng sẽ giữ được bình tĩnh.

Bị cáo đề nghị tòa phúc thẩm không tuyên các nội dung phạm tội đã tuyên ở tòa sơ thẩm. 

Về hành vi kinh doanh trái phép, theo bị cáo Kiên, Công ty Thiên Nam là công ty duy nhất được Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho phép thành lập với 3 chức năng. Tôi chứng minh với HĐXX là công ty Thiên Nam có được phép kinh doanh vàng không?

Tòa sơ thẩm cho rằng Thiên Nam kinh doanh vàng trái phép là sai. Công ty Thiên Nam có giấy phép kinh doanh hàng hóa. Vậy vàng có phải hàng hóa không? Vàng là hàng hóa cho nên Thiên Nam được phép kinh doanh tất cả các loại hàng hóa.

Khi kinh doanh hàng hóa hay vàng, Thiên Nam phải tuân thủ văn bản pháp luật thời điểm năm 2009 gồm Pháp lệnh ngoại hối và 2 văn bản khác. Ngoài ra, còn có Thông tư 03 của NHNN.

Thiên Nam không kinh doanh trên tài khoản ở nước ngoài. Hợp đồng ký với ACB không có điều khoản nào về vấn đề này mà chỉ giao dịch trên các tài khoản trong nước mở tại ACB.  
9h23:

Bị cáo Kiên xin phép HĐXX ký một đơn bổ sung, thay thế đơn đã gửi trước đó. Vì theo bị cáo, đơn trước gửi tòa được viết trong tù nên có thể có nội dung chưa chính xác, chữ viết khó đọc. Lá đơn này được đánh máy cẩn thận và có chỉnh sửa một số nội dung trích dẫn.

9h18:

HĐXX yêu cầu mở khóa tay cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên.

9h10:


HĐXX đề nghị đại diện NHNN làm rõ việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài thời điểm 2009-2010 được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật nào của Nhà nước?

Đại diện NHNN cho biết, kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài được điều chỉnh theo Quyết định số 03 ngày 8/1/2006.

9h03:


Theo bị cáo Hải, trong giao dịch vàng, ACB đứng giữa “ăn” phí giữa Thiên Nam và nước ngoài. Ví dụ chỉ có 1 khách hàng là Thiên Nam. ACB có 2 cách, mua của nước ngoài hoặc không mua. ACB có thể mua để đảm bảo an toàn. Giá này có thể phù hợp với Thiên Nam. Khi mua về thì có thể thu thêm một khoản phí nào đấy. 

8h48

Tiếp tục phần thẩm vấn về việc kinh doanh vàng trái phép, HĐXX hỏi bị cáo Lý Xuân Hải việc ký hợp đồng số 17, bị cáo Hải cho biết: NH không mở tài khoản nước ngoài cho Thiên Nam để kinh doanh vàng, mà dùng chính tài khoản của mình ở nước ngoài để mua bán vàng.

HĐXX hỏi: Việc mua bán trạng thái vàng theo Hợp đồng số 17, số dư trạng thái vàng của Thiên Nam tỷ lệ thế nào với số dư trạng thái vàng giữa ACB và Thiên Nam?

Bị cáo Hải: Thực ra không có mối liên hệ nào. ACB giữ trạng thái ấy ở nước ngoài và mang trạng thái ấy về kinh doanh trong nước. Tùy vào tình hình lúc ấy của khách hàng. NH chỉ bán cái gì mình có.

HĐXX hỏi: Thiên Nam có xuất trình giấy phép đăng ký kinh doanh vàng không?

Bị cáo Hải trả lời: Tôi ký nhưng không được xem giấy phép đó, toàn bộ thủ tục anh em chuẩn bị hết.
Phúc thẩm vụ án bầu Kiên: Trần Ngọc Thanh chỉ là giám đốc... bù nhìn ảnh 1
 Lý Xuân Hải  được giải đến Tòa
 ...........................................
Đúng 8h20 sáng nay, ngày 1/12,  phiên xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tiếp tục tiếp diễn. Tại ngày xét xử đầu tiên, bị án Trần Ngọc Thanh đột ngột bị ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu, hiện vẫn đang nằm điều trị tại bệnh viện Bạch Mai. Vì vậy, HĐXX quyết định xét xử vắng mặt đối với bị án này, khi cần thiết sẽ công báo lời khai của bị án này.

Xuất hiện tại phiên xét xử ngày thứ hai, “bầu” Kiên trông thần thái có phần nhợt nhạt hơn ngày xử đầu tiên.

Tiếp tục phần thẩm vấn, HĐXX vẫn yêu cầu cách ly bị cáo Nguyễn Đức Kiên.

Trong buổi làm việc thứ hai, HĐXX tiếp tục thẩm vấn bị cáo Lý Xuân Hải xung quanh vấn đề kinh doanh vàng trái phép.

Như Công lý đã đưa tin, trong ngày đầu tiên diễn ra phiên tòa, luật sư và bị cáo đã đưa ra một số đề nghị về việc cho gia đình tiếp xúc với các bị cáo, trao đổi tài liệu, triệu tập một số cá nhân liên quan đến Tòa. Tuy nhiên, một số nội dung đề nghị không được Tòa chấp nhận do không có trong quy định của Luật hoặc trong phạm vi điều chỉnh của HĐXX.

Sau phần thủ tục, kiểm tra căn cước chiều ngày 28/11, HĐXX đã chuyển sang phần thẩm vấn các bị cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
(Tổng hợp từ VOV, Công lý)

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Các chuyên gia kiến nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT đối với cá nhân, hộ kinh doanh để "khoan sức dân". Ảnh minh họa.

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân"

Trong khi Bộ Tài chính bảo lưu ngưỡng doanh thu phải nộp thuế VAT của cá nhân, hộ kinh doanh ở mức 150 triệu thì nhiều ý kiến chuyên gia, Hiệp hội chuyên ngành cho rằng ngưỡng thu thuế này cần được nâng lên để “khoan sức dân”.

Chat với BizLIVE