Chứng khoán 24/6

Phơi bày sự yếu đuối của thị trường khi tiền ngoại chững lại

Hoạt động mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài chỉ cải thiện ở một số mã nhưng tổng thể họ lại rút ra trên cả thị trường. VN-Index tiếp tục chịu thêm rung lắc và đóng cửa trong thế chênh vênh.
Diễn biến giao dịch phiên 24/6
Diễn biến giao dịch phiên 24/6

Trong phiên chiều, nhà đầu tư ngoại đã có câu trả lời cho thị trường chung. Họ có mua thêm STB (+65 tỷ đồng), KBC (+34,76 tỷ đồng), VCI (+30,8 tỷ đồng) nhưng cũng bán ra NVL (-40,5 tỷ đồng), HPG (-40 tỷ đồng), VCB (-23,5 tỷ đồng). Tổng quan, HOSE bị rút ròng khớp lệnh khoảng 82 tỷ đồng, trái ngược với phiên hôm qua được mua ròng 354 tỷ đồng.

Phần lớn các mã Ngân hàng dễ rơi vào trạng thái bị phe bán ra lấn lướt. CTG (-2%), TPB (-1,9%), MBB (-1,5%), VCB (-1,2%), VPB (-1,1%) đều giảm trên 1%. Trong khi đó, GAS (-2,4%), MWG (-0,8%), VRE (-1,8%) cũng giảm giá.

Các mã chiều tăng giá của VN30 như FPT (0%), BID (+0,6%), VNM (+1,2%), GVR (+0,2%) cũng bị xao nhãng theo và đánh mất nhiều thành quả phiên sáng.

VN-Index phải chịu thêm 3 nhịp rung lắc và cuối phiên lại đóng cửa ở mức thấp nhất phiên, giảm 3,4 điểm (-0,3%) xuống 1.185,48 điểm.

Sắc đỏ đã thêm 10% đạt 43% trên toàn HOSE trong khi đó sắc xanh thu hẹp xuống 47%. Các mã VHC (-3,85%), DIG (-2,77%), GMD (-1,9%), NT2 (-2,8%), ITA (-2,83%), PC1 (-2,81%), IDI (-3,98%), SZC (-2,02%) đều phải đóng cửa với mức giảm trên 2%.

Những mã tăng mạnh nhất thị trường như HDC (+6,9%), FDC (+6,8%), FLC (-6,9%), ROS (-6,9%) thực tế chỉ là những phản ứng bật lên từ đáy.

Nhìn chung, thị trường vẫn đang rất chênh vênh và chưa xác nhận đáy mới. Tính chung cả tuần, chỉ số để mất 2,61%. Đây là tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp của chỉ số và gần như đã triệt tiêu hết những thành quả của chuỗi 3 tuần giao dịch trước đó.

2 chỉ số còn lại kết phiên trong trạng thái trái chiều nhau. HNX-Index đóng cửa giảm 0,45% xuống 275,93 điểm còn HNX-Index tăng 0,46% lên 87,1 điểm. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt chưa đến 2.000 tỷ đồng.

****

So với phiên sáng hôm qua, giá trị giao dịch đã cải thiện thêm gần 17% lên 5.611 tỷ đồng. Dòng tiền thăm dò nhưng vẫn chưa thể trở lại mức bình quân tuần cũng như tháng. So với bình quân 1 tuần, giá trị mới đạt khoảng 87,5% còn so với bình quân tháng là 70%.

Xét về tỷ trọng các nhóm cổ phiếu, VN30 đang đóng góp 42% nên vận động của VN-Index càng dễ chịu chi phối của nhóm Bluechips.

Các mã trong VN30 đã gây ra sự rung lắc nhẹ lúc 10h40 với VIC (-1,3%) và GAS (-2%), VCB (-0,9%) tạo ra trở ngại. Tuy nhiên, mức giảm không lớn nên nỗ lực của BVH (+4,9%), BID (+3,9%), GVR (+2,2%), FPT (+2,1%), VNM (+2,1%) vẫn đủ sức kéo chỉ số bật lên.

Tới cuối phiên sáng, VN-Index đã quay đầu tăng 4,46 điểm lên 1.193,34 điểm. Số mã tăng cuối phiên sáng đạt 53% trong khi có 33% mã giảm 14% mã đứng giá tham chiếu.

Với HNX-Index, rung lắc hơn đã diễn ra khi chỉ số này có nhịp nhúng thứ 2 xuất hiện ngay cuối phiên sáng. Chỉ số đang chịu sức ép từ NVB (-4,3%) với giá trị chưa nổi 1 tỷ đồng. Đây có thể được xem là tác động gây nhiễu lớn của cổ phiếu này. Chỉ số hiện đang giảm 0,03% xuống 277,09 điểm.

*****

2 trường hợp hưởng lợi nhất từ tiền ngoại phiên hôm qua là CTG (-0,8%) và STB (0%) đều đã quay lại với trạng thái lình xình phiên sáng nay. Cả 2 đều được khối ngoại mua vào nhưng với giá trị tương đối thấp, chỉ quanh mức 10 tỷ đồng.

Khối này vẫn có thể tăng tốc trong phần còn lại của phiên giao dịch nhưng trước mắt việc chưa giải ngân mạnh tay đã phơi bày hết sự yếu đuối của tiền nội.

Cả nhóm Ngân hàng đã trở lại với trạng thái phân hóa và rất rời rạc. Chiều tăng chỉ có BID (+2,9%) với quy mô giao dịch chưa đến 20 tỷ đồng. Trong khi đó, các mã như VCB, OCB, EIB, LPB lại đang giảm trên 1%.

Thị trường chung không còn điểm tựa Ngân hàng cũng ít đi những điểm sáng. Hiện chỉ có một số mã đang hồi phục mạnh là NKG (+5,07%), VGC (+3,51%), DIG (+5,13%), HDC (+6,91%), FTS (+6,91%). Các mã này chỉ là những trường hợp cá biệt trong các nhóm ngành Thép, Chứng khoán, Bất động sản, Khu Công nghiệp khi phần lớn các cổ phiếu đều đang tỏ ra dè dặt.

Nhóm Phân bón và Hóa chất đang tỏ ra đồng đều nhất vào lúc này với nhiều cổ phiếu tăng trên 2% như BFC (+3,6%), DGC (+3,5%), DCM (+2,7%). Ở phiên hôm qua, DCM và DPM đã cùng được khối ngoại mua lại khá mạnh tay từ tự doanh qua thỏa thuận, tổng giá trị đạt gần 150 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhóm Dầu khí lại không có sự tham gia hào hứng cùng khi GAS (-1,7%), PVT (+0,5%), PLX (+0,7%) giao dịch kém sôi nổi.

Sau nỗ lực tăng không tạo được lan tỏa, VN-Index tính đến 10h30 đang chịu sức ép về gần tham chiếu, giao dịch tại 1.191 điểm. Còn HNX-Index cũng chỉ giằng co liên tục và đang giao dịch tại 276 điểm.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Chat với BizLIVE