Phí sử dụng hạ tầng cảng biển sẽ mang về cho ngân sách TP.HCM trên dưới 3.609,12 tỷ đồng mỗi năm

TP.HCM đã thu phí hạ tầng cảng biển được 03 tuần hơn và trong 9 ngày đầu thu được 89 tỷ đồng, bình quân 9,888 tỷ đồng/ngày. Theo đó, ước tính bình quân phí hạ tầng cảng biển góp vào ngân sách TP.HCM trên dưới 3.609,12 tỷ đồng/năm, cao hơn nhiều so với dự thu.
Mỗi năm có đến 85% lượng hàng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long đưa lên TP.HCM để xuất khẩu
Mỗi năm có đến 85% lượng hàng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long đưa lên TP.HCM để xuất khẩu

Theo Cảng vụ Đường thủy nội địa - Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM tính đến 0h ngày 9/4, hệ thống thu phí cảng biển ghi nhận gần 59.000 tờ khai với tổng số tiền thu về là 89 tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế chỉ mới thu được hơn 55 tỷ đồng (trong thành phố chiếm 16 tỷ đồng, ngoài thành phố là 27 tỷ đồng).

Sở GTVT dự kiến nguồn thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021 - 2025 theo đề án đạt khoảng 16.000 tỷ đồng. Sau 05 năm khi thực hiện thu phí hạ tầng cảng biển cùng với sự đầu tư của TP.HCM hạ tầng giao thông kết nối khu vực cảng biển sẽ cơ bản hoàn thành theo quy hoạch.

Việc TP.HCM triển khai thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển vấp phải nhiều phản ứng của cộng đồng doanh nghiệp, vì đa số doanh nghiệp cho rằng họ vừa mới chịu ảnh hưởng nặng nề từ trận đại dịch COVID-19, và đang khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, giá nguyên vật liệu tăng cao sức mua chưa hồi phục nên gặp rất nhiều khó khăn, nay phải chịu thêm phí hạ tầng cảng biển khiến doanh nghiệp đã khó càng thêm khó.

Các doanh nghiệp thủy sản ở tỉnh Khánh Hòa cho biết, vận chuyển hàng hóa từ đây vào cảng Cát Lái (TP.HCM) phải qua tới 7 trạm thu phí BOT và mỗi container (cont) phải đóng tiền qua trạm 2 lượt đi và về với tổng mức đóng phí là 360.000 đồng/cont/trạm. Như vậy, 01 cont hàng phải trả thêm phí cầu đường 2.5tr/cont… một doanh nghiệp ở Khánh Hòa xuất khẩu trung bình 3.000 cont/năm thì phải trả thêm 7,5 tỷ đồng/năm tiền phí trạm BOT.

Nay phải gánh thêm phí hạ tầng cảng biển của TP.HCM thì một doanh nghiệp thủy sản quy mô trung bình ở ngoài Thành phố phải trả thêm khoảng 5,5 tỷ đồng/năm. Trong khi hiện tại, các cảng biển cũng đang thu rất nhiều loại phí liên quan đến hạ tầng cảng, như phí cầu tàu, phí lưu cont, lưu bãi, phí cắm điện, nâng hạ cont… Các phí mới này sẽ làm gia tăng thêm gánh nặng chi phí doanh nghiệp, làm giảm năng lực cạnh tranh trong bối cảnh họ đang gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế xảy ra bởi dịch bệnh COVID-19.

Thu phí hạ tầng cảng biển là ‘đánh’ vào cả một ngành hàng chứ không chỉ ‘đánh’ vào doanh nghiệp.

Ông Trần Văn Phẩm - Chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX) cho biết, mỗi năm có đến 85% lượng hàng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long đưa lên TP.HCM để xuất khẩu, 15% còn lại là đi biên giới. Hiện mỗi cont hàng ngoài TP.HCM phải đóng phí hạ tầng cảng biển là 500.000 đồng/cont 20 ft, chi phí này sẽ được doanh nghiệp đưa vào giá thành sản phẩm và tăng giá bán sản phẩm lên tương đương.

Nếu doanh nghiệp Việt Nam bán tôm đắt hơn doanh nghiệp Ấn Độ, Indonesia hay Ecuador… nhà nhập khẩu sẽ mua tôm của các nước này. Như vậy, thu phí hạ tầng cảng biển là ‘đánh’ vào cả một ngành hàng chứ không chỉ ‘đánh’ vào doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp phải trả phí mỗi cont hàng thêm 500.000 đồng thì giá thành sản phẩm sẽ tăng tương đương, khi đó có 02 trường hợp xảy ra:

Thứ nhất, doanh nghiệp tăng giá bán tôm tương đương mức phí tăng, nếu thị trường chấp nhận thì không có vấn đề gì xảy ra.

Thứ hai, thị trường không chấp nhận doanh nghiệp sẽ mua tôm ít lại và giảm giá mua nguyên liệu của người nông dân.

TP.HCM thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển mới nhìn vào cứ nghĩ là tăng chi phí với doanh nghiệp, nhưng trên thực tế là ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân nuôi tôm. Đặc biệt trong giai đoạn này tất cả các chi phí đầu vào ngành nông nghiệp trong đó có nuôi trồng thủy sản đang tăng mạnh.

Có nhiều người cứ nghĩ rằng giá thành tăng doanh nghiệp sẽ đẩy giá bán sản phẩm lên và thị trường phải chấp nhận, nhưng thực tế không phải như vậy, doanh nghiệp phải bán sản phẩm theo giá thị trường.

Bây giờ là giai đoạn rất khó khăn của người nông dân, những hộ nuôi tôm quy mô từ nhỏ đến trung bình sẽ dần bị sàng lọc, nhất là những hộ tiềm lực kinh tế yếu sẽ từ giã “cuộc chơi” sớm, những hộ nuôi tôm nào chịu đựng giỏi hơn sẽ tồn tại lâu hơn. Như vậy, bên cạnh việc chi phí đầu vào tăng khách quan có yếu tố chủ quan tăng phí hạ tầng cảng biển của TP.HCM góp phần đẩy nhanh quá trình sàng lọc này”, Chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc STAPIMEX phân tích.

Vẫn theo ông Phẩm, mọi người đừng nghĩ những gì thuộc về chi phí chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, mà ảnh hưởng trực tiếp lên sản phẩm của ngành hàng cũng là ảnh hưởng đến người nông dân. Và sản phẩm đó có tồn tại và có phát triển được hay không còn phụ thuộc vào cách quản lý Nhà nước chứ không riêng doanh nghiệp.

Giống như trường hợp tăng đóng phí bảo hiểm xã hội (BHXH) là đánh vào nông dân, chúng ta muốn người công nhân sống sung túc thì hãy xem lại thu nhập của người nông dân.

Tăng đóng phí BHXH cho công nhân thì chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên, khi đó họ sẽ hạ giá mua nguyên liệu xuống và nông dân phải bán nông sản với giá thấp, lời ít thì họ sẽ gặp khó khăn.

"Chính phủ thương công nhân cũng phải thương cả nông dân, vì trên thực tế 03 chủ thể: Doanh nghiệp, công nhân và nông dân là một bình thông nhau, Chính phủ tăng đóng phí BHXH cho công nhân để khi về hưu họ có cuộc sống sung túc hơn thì cũng cần phải xem lại cuộc sống của người nông dân như thế nào, và cần phải hài hòa lợi ích giữa 03 chủ thể này vì tất cả các chi phí đều góp phần vào chi phí chung của một chuỗi ngành hàng", Chủ tịch HĐQT STAPIMEX nêu quan điểm.

Đọc tiếp

Đại diện Hội LHPN Việt Nam và Nestlé Việt Nam công bố triển khai mô hình “Cùng Maggi Nấu nên cơ nghiệp”

"Cùng MAGGI Nấu Nên Cơ Nghiệp” đến với hàng ngàn phụ nữ nông thôn

Mô hình dịch vụ gia đình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp” do nhãn hàng MAGGI thí điểm khởi xướng. Theo đó, từ năm 2024, mô hình sẽ được triển khai rộng rãi ở 8/20 tỉnh, kỳ vọng sẽ mang đến những hiệu quả tích cực cho hàng chục ngàn phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, có niềm yêu thích và mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực.

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Kim Long Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ gửi kèm. Đồng thời, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án tháp CT3 và CT7 - Đà Nẵng Times Square.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE