Phát triển nền kinh tế xanh, không carbon là động lực thu hút đầu tư nước ngoài

Việt Nam đang hướng đến phát triển nền kinh tế bền vững không carbon, nền kinh tế xanh cũng là mục tiêu phù hợp với xu hướng của quốc tế, và là động lực để tăng cường thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Diễn đàn: NHỊP CẦU ASEAN ++, chủ đề “Kết nối để phát triển bền vững”
Diễn đàn: NHỊP CẦU ASEAN ++, chủ đề “Kết nối để phát triển bền vững”

Sở Công Thương, Hội Nữ Doanh Nhân TP.HCM (HAWEE) vừa phối hợp tổ chức diễn đàn: NHỊP CẦU ASEAN ++, chủ đề “Kết nối để phát triển bền vững”, với tham dự của hơn 400 doanh nghiệp cùng đại diện các cơ quan xúc tiến thương mại, hiệp hội doanh nghiệp đến từ 10 quốc gia khu vực ASEAN và các quốc gia đối tác quan trọng của TP. HCM như: Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Theo Sở Công Thương TP.HCM, 8 tháng đầu năm 2022, các chỉ tiêu kinh tế của thành phố đã có sự tăng trưởng tốt, mở ra những tín hiệu tích cực, khả quan cho sự phục hồi của kinh tế thành phố cũng đang tăng tốc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ 2020-2025.

Mục tiêu phục hồi kinh tế năm 2022, với tốc độ tăng GRDP khoảng 6-6,5% để đạt giá trị tuyệt đối trước đại dịch và tăng tốc phát triển trong 3 năm 2023-2025 để đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 8%/ năm trong cả kế hoạch 5 năm 2021-2025 đang là thách thức lớn đối với TP.HCM.

Do vậy, mục tiêu quan trọng nhất của TP.HCM hiện nay là vực dậy nền kinh tế khủng hoảng sau đại dịch, phục hồi tăng trưởng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn, và kết nối để phát triển bền vững là phương châm sống còn, là yếu tố quyết định sự khởi sắc cho đầu tàu kinh tế của quốc gia.

Bà Cao Thị Ngọc Dung – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân Việt Nam, Chủ tịch HAWEE cho rằng, sau đại dịch COVID-19 là thời cơ để các doanh nghiệp tận dụng để tái cấu trúc, kết nối nội tại, tự nối liền các đứt gãy trong chuỗi giá trị nhằm đảm bảo công việc cho hàng triệu lao động, đáp ứng phần nào nguồn cung trong và ngoài nước, và là thời điểm đẩy mạnh sự “kết nối và hợp tác” để cùng nhau phát triển bền vững qua các khái niệm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

“Người tiêu dùng hiện đại đang có xu hướng ưu tiên sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp có cam kết phát triển bền vững. Và “Phát triển bền vững” đang là từ khóa quan trọng cho tất cả các doanh nghiệp với mong muốn phát triển vững mạnh và lâu dài”, Chủ tịch HAWEE nói.

Phát triển bền vững là trách nhiệm của doanh nghiệp

Chia sẻ về tư duy, tầm nhìn phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững, ông Binu Jacob - Tổng giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam, đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam nhấn mạnh: “Phát triển bền vững không chỉ là điều nên làm mà là điều chúng ta cần làm nếu có đủ khả năng. Đây cũng là điều chúng ta bắt buộc phải làm nếu muốn thành công. Và chúng ta hãy bắt đầu các sớm càng tốt”.

Ông Binu Jacob - Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn

Là một doanh nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động hướng đến phát triển bền vững, ông Binu Jacob cho rằng để phát triển bền vững trước hết lãnh đạo doanh nghiệp phải có niềm tin và phải cam kết hành động, sự phát triển bền vững của doanh nghiệp phải tạo nên giá trị, đem lại sự tốt đẹp cho xã hội.

Mặc dù người tiêu dùng Việt Nam đã hiểu về phát triển bền vững nhưng vấn đề là cộng đồng đang nghĩ đó là trách nhiệm của doanh nghiệp chứ không phải của họ. Vì thế, doanh nghiệp cần hành động mạnh mẽ hơn nữa để cộng đồng cùng chung tay thực hiện phát triển bền vững.

Với vai trò là doanh nghiệp tiên phong trong phát triển bền vững, Nestlé Việt Nam luôn tích cực tham gia chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm thực tiễn, truyền cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp khác để phát triển bền vững ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam.

Tại diễn đàn, ông Binu Jacob đã khẳng định cam kết của Nestlé là luôn nỗ lực thực hiện các hành động tạo ra tác động tích cực đối với ba lĩnh vực gồm cá nhân, gia đình, cộng đồng và hành tinh. Ông Binu Jacob cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của nông nghiệp tái sinh, như một cách tiếp cận nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và phục hồi hệ sinh thái.

Điều này không chỉ mang lại tác động tích cực đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên mà còn nâng cao nhận thức và tạo cơ hội việc làm cho nông dân, đặc biệt là nâng cao vai trò của người phụ nữ trong hoạt động kinh tế nông thôn.

Năm 2021, Nestlé Việt Nam được vinh danh là Doanh nghiệp Bền vững nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bình chọn.

Đọc tiếp

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Chat với BizLIVE