Phân tích tác động toàn diện của khủng hoảng Nga – Ukraina lên kinh tế và năng lượng toàn cầu

Một số chuyên gia kinh tế lo ngại kịch bản xấu nhất sẽ có thể là một cuộc khủng hoảng kiểu như thập niên 1970, giá cả các sản phẩm năng lượng tăng quá cao “bóp nghẹt” kinh tế toàn cầu.
Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Kinh tế toàn cầu như vậy có thêm một yếu tố gây gián đoạn.

Quyết định của Nga liên quan đến việc triển khai quân vào 2 khu vực ly khai ở 2 tỉnh thuộc Ukraina và khả năng phương Tây tăng cường các biện pháp trừng phạt cứng rắn cũng như trả đũa đã khiến cho kinh tế toàn cầu đương đầu đối diện thêm rủi ro khi mà trước đó vốn đã có quá nhiều vấn đề tồn tại, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Từ trước căng thẳng Nga – Ukraina, kinh tế toàn cầu đương đầu với nhiều khó khăn từ việc chuỗi cung ứng có vấn đề cũng như lạm phát cao nhất trong nhiều năm, ngoài ra là giá năng lượng vô cùng cao do căng thẳng địa chính trị leo thang.

Vào cuối ngày thứ Hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho một số quân lính tiến công vào hai khu vực ly khai của Ukraina sau khi thừa nhận độc lập của họ. Động thái này tiềm ẩn khả năng sẽ chấm dứt mọi “cánh cửa” đối thoại với phương Tây về tương lai an ninh của Đông Âu và nhiều khả năng có thể tạo ra các hành động trả đũa.

Giá dầu tăng vọt, giá dầu chuẩn của toàn cầu đóng cửa gần sát mức 100USD/thùng, dù rằng sau đó có giảm đi phần nào vào đầu phiên giao dịch chiều tại châu Âu. Giá cả của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga hay Ukraina như khí đốt tự nhiên, bột mì, nhôm hay nickel cũng tăng giá. Nhiều doanh nghiệp lớn có hoạt động tại Nga hoặc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô từ Nga đã công bố họ đang chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản sản xuất bị gián đoạn.

Vào đầu ngày thứ Tư, Đức công bố sẽ hoãn vô thời hạn kế hoạch xác nhận cho dự án đường ống Nord Stream 2, hệ thống này từng được kỳ vọng sẽ làm tăng khối lượng khí đốt của Nga sang Đức nhằm trả đũa cho động thái từ phía Nga. Liên minh châu Âu (EU) trong khi đó, cân nhắc trừng phạt với một số thực thể của Nga, trong đó có cấm nợ của Nga và trừng phạt tất cả các thành viên thuộc Duma Quốc gia Nga, theo các nhà ngoại giao.

Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo về làn sóng trừng phạt đầu tiên vào ngày thứ Ba nhắm đến các quyền lợi kinh tế của Nga cứng rắn nhất có thể. Ông Johnson nói rằng Anh sẽ trừng phạt 5 ngân hàng và 3 cá nhân giàu có của Nga: “Bất kỳ những tài sản nào mà họ nắm giữ tại Anh sẽ bị đóng băng, những cá nhân liên quan bị cấm đến Anh và chúng tôi sẽ cấm tất cả các cá nhân và thực thể của Anh có giao dịch với họ”.

Châu Âu sẽ chịu nhiều áp lực kinh tế nhất bởi châu Âu phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga, đồng thời các ngân hàng và doanh nghiệp có thể bị mắc kẹt trong các biện pháp trừng phạt. Nhóm biện pháp trừng phạt mới được công bố, dù nhắm đến các thực thể của Nga, sẽ có thể tạo ra nhiều vấn đề chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp phương Tây, trong đó có bao gồm việc khiến họ khó chi trả cho các loại hàng hóa hoặc gửi linh kiện, phụ tùng cho hoạt động của họ tại Nga.

CEO của Renault SA, ông Luca de Meo, nói với các chuyên gia phân tích vào ngày thứ Sáu rằng tình trạng căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraina sẽ có thể dẫn đến thêm một cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, kết quả, chi phí vận tải hàng hóa ngày một tăng cao hơn. Còn theo chuyên gia tại công ty tư vấn vận tải trụ sở tại Kyiv, ông Oleg Solodukhov, cuộc khủng hoảng đã khiến cho chi phí vận tải mỗi tấn dao động từ 3 đến 5USD/tấn vào chi phí vận tải, trong đó bao gồm chi phí bảo hiểm.

Cuộc khủng hoảng tại Ukraina cũng khiến cho các ngân hàng trung ương của thế giới gặp khó trong việc tính toán, nổi bật nhất phải kể đến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khi mà họ chuẩn bị cho việc rút dần đi các chính sách kích cầu thời đại dịch COVID-19 trong bối cảnh lạm phát leo thang. Cả Fed và ECB nhiều khả năng sẽ phải thận trọng với chính sách trong các cuộc họp vào tháng sau khi mà họ dự kiến sẽ phải phác thảo ra kế hoạch nhằm loại bỏ chính sách tiền tệ dễ dãi.

Xung đột Nga – Ukraina nhiều khả năng sẽ không thay đổi các tính toán của Fed liên quan đến việc liệu có nên nâng lãi suất trong cuộc họp chính sách ngày 15 và 16/3/2022. Tuy nhiên, bất ổn kinh tế từ một cuộc xung đột kiểu như vậy nhiều khả năng làm giảm khả năng Fed nâng lãi suất nửa điểm phần trăm. Còn với ECB, xung đột tại Ukraina sẽ khiến cho ngân hàng này khó hướng đến mục tiêu nâng lãi suất cơ bản đồng euro bởi xét đến tác động tiêu cực lên tăng trưởng và niềm tin, thành viên ban điều hành của ECB – bà Isabel Schnabel, cho biết.

Giới đầu tư cũng đang rút dần đi những kỳ vọng của họ về khả năng khi nào ECB sẽ bắt đầu nâng lãi suất, theo số liệu của thị trường tiền tệ.

Quy mô tác động sẽ phụ thuộc vào mức độ và thời gian của tham vọng của ông Putin tại Ukraina. Thực ra hai khu vực ly khai mà ông gửi quân đến vào cuối ngày thứ Hai đã chủ yếu thuộc kiểm soát của Moscow từ trước đó. Nếu ông tiếp tục đẩy quân sâu hơn vào Ukraina, khả năng đã được dự báo trước bởi nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, các hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu của hai nước sẽ có thể bị đe dọa.

Một số chuyên gia kinh tế lo ngại kịch bản xấu nhất sẽ có thể là một cuộc khủng hoảng kiểu như thập niên 1970, trong đó nguồn cung khí đốt, dầu và nhiều loại hàng hóa nguyên liệu thô chịu tác động nặng nề ở thời điểm nhu cầu từ các nền kinh tế đang tăng vọt trong bối cảnh quá trình phục hồi từ phong tỏa thời kỳ đại dịch dâng cao.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE