Phần Lan và Thụy Điển sắp trở thành thành viên NATO, cục diện an ninh châu Âu có bước ngoặt

Tổng thống Nga từng muốn NATO thu hẹp hơn thế nhưng cuối cùng NATO lại đang bành trướng, cuối cùng Tổng thống Nga lại đang nhận được điều ngược lại mà ông mong muốn, Tổng thư ký NATO nhấn mạnh.
Phần Lan và Thụy Điển sắp trở thành thành viên NATO, cục diện an ninh châu Âu có bước ngoặt

Phần Lan và Thụy Điển nhiều khả năng sẽ sớm trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức bỏ đi quan điểm phản đối của nước này, như vậy liên minh quân sự lớn của thế giới nhiều khả năng sẽ tiếp tục mở rộng.

Theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với phóng viên trước khi cuộc họp của liên minh quân sự này bắt đầu mới đây, động thái mới nhất đã gửi thông điệp rõ ràng đến Tổng thống Nga Putin rằng “cánh cửa” của NATO đang còn mở, Tổng thống Nga từng muốn NATO thu hẹp hơn thế nhưng cuối cùng NATO lại đang bành trướng, cuối cùng Tổng thống Nga lại đang nhận được điều ngược lại mà ông mong muốn.

Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý mời thêm hai nước Bắc Âu gia nhập liên minh quân sự sau khi nhận được cam kết từ Phần Lan và Thụy Điển liên quan đến các mối lo về an ninh, trong đó có các biện pháp hạn chế với các nhóm người Kurd mà phía Thổ Nhĩ Kỳ coi như khủng bố, đồng thời tránh các hoạt động gia tăng vũ trang.

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto tuyên bố: “Các cuộc trao đổi đã diễn ra khá căng thẳng, các bên đều có lập trường quan điểm cứng rắn, tuy nhiên cuối cùng chúng tôi đã có được sự đồng thuận. Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây đã trở thành đồng minh, chính vì vậy kết quả cuối cùng sẽ có thể chịu ảnh hưởng”.

Việc hai nước trước đây có quan điểm trung lập trở thành thành viên của NATO sẽ đánh dấu cho thay đổi quan trọng trong cục diện an ninh châu Âu sau khi Nga để căng thẳng Nga – Ukraine leo thang. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trước đó đã có cuộc gặp với Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson.

Quá trình kết nạp thành viên mới sẽ còn mất nhiều tháng, trong đó có việc phê chuẩn từ tất cả các thành viên của NATO. Sau đó khi Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên NATO, hai nước này sẽ hưởng lợi từ cam kết phòng thủ tập thể điều 5. Thủ tướng Thụy Điển cho biết ông tin rằng các nước đồng minh sẽ ký kết để phê chuẩn cho các nước Bắc Âu gia nhập NATO ngay sau hội nghị thượng đỉnh. Tất cả 30 nước thành viên NATO dự kiến sẽ cần phải ký chấp thuận.

Theo quan chức chính quyền Mỹ, mục tiêu của Tổng thống Mỹ Joe Biden chính là đưa thỏa thuận đến cuối cùng. Trong cuộc điện đảm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày thứ Ba, ông sẽ cố gắng chốt được thỏa thuận trong hội nghị thượng đỉnh tại Madrid hiện đang diễn ra.

Phía Mỹ không nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ trong bất kỳ điều khoản nào để có thể đổi lấy sự gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển.

Ông Biden gọi đây là "bước đi quan trọng” đối với tư cách thành viên của Phần Lan và Thụy Điển, “giúp củng cố liên minh và an ninh tập thể của chúng tôi".

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một biên bản ghi nhớ với nước này cùng Thụy Điển, trong đó Ankara ủng hộ hai quốc gia Bắc Âu gia nhập NATO.

TTXVN đưa tin tháng trước, Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn gia nhập NATO. Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ ý kiến phản đối, cho rằng Thụy Điển và Phần Lan chứa chấp các đối tượng có liên quan tới nhóm chiến binh của PKK và những nhân vật ủng hộ Giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người đang sống lưu vong tại Mỹ và bị Ankara cáo buộc là chủ mưu vụ đảo chính hồi năm 2016 nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu Phần Lan bàn giao các nghi phạm khủng bố - đây là yêu cầu mà Ngoại trưởng Haavisto cho là chỉ có thể được thực hiện nếu nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật được tôn trọng.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE