Phân bón Cà Mau (DCM): Doanh thu nửa năm đạt hơn 8.200 tỷ đồng, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2021

Tổng doanh thu nửa đầu năm 2022 của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã DCM) ước đạt 8.247,24 tỷ đồng, vượt 82% so với kế hoạch, và đạt 91% kế hoạch năm, vượt 91% so với cùng kỳ năm 2021.
Phân bón Cà Mau: 6 tháng đầu năm xuất khẩu urê sang một số thị trường truyền thống như Campuchia, Ấn Độ và Bangladesh đạt hơn 200 ngàn tấn
Phân bón Cà Mau: 6 tháng đầu năm xuất khẩu urê sang một số thị trường truyền thống như Campuchia, Ấn Độ và Bangladesh đạt hơn 200 ngàn tấn

Nộp ngân sách Nhà nước gần 300 tỷ đồng, đạt 440% so với kế hoạch 2022

Tại hội nghị sơ kết công tác Đảng, công tác sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm2022. Ban lãnh đạo PVCFC cho biết, sản lượng sản xuất urê quy đổi ước đạt 474,35 nghìn tấn, vượt 105% so với kế hoạch 6 tháng, và hoàn thành 55% kế hoạch năm, bằng 104% so cùng kỳ 2021.

Do ảnh hưởng cuộc chiến Nga-Ukraine, cùng với việc Nga tạm ngưng xuất khẩu phân bón tạo nên tình trạng khan hiếm phân bón trên thị trường thế giới, đã đẩy giá phân bón trên thị trường liên tục duy trì ở mức cao, góp phần tích cực vào việc hoàn thành chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận của PVCFC. Bên cạnh đó, PVCFC cũng tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ hàng tự doanh và các sản phẩm mới khác đã giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của PVCFC được thuận lợi hơn.

Nhờ vậy, tổng doanh thu 6 tháng đầu năm ước đạt 8.247,24 tỷ đồng, vượt 82% kế hoạch 6 tháng, và thực hiện được 91% kế hoạch năm, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2021.

Lợi nhuận trước thuế ước đạt 2.451,09 tỷ đồng, vượt hơn nhiều so với kế hoạch và cùng kỳ năm 2021. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 297,85 tỷ đồng, đạt 440% so với kế hoạch 2022.

Theo PVCFC, góp phần không nhỏ vào những kết quả trên, trước hết là sự vận hành an toàn ổn định của nhà máy Đạm Cà Mau với công suất trung bình lũy kế đạt 111% so với thiết kế, và tích cực triển khai các chương trình/đề án tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sản xuất urê và NPK.

Ban lãnh đạo cũng đặc biệt linh hoạt trong việc triển khai các phương án xuất khẩu trong các thời điểm nhu cầu nội địa giảm sút, lượng tiêu thụ nội địa chậm, tồn kho tăng cao góp phần hoàn thành các mục tiêu doanh thu, lợi nhuận.

Tổng sản lượng urê xuất khẩu 6 tháng đầu năm sang một số thị trường truyền thống mà Phân bón Cà Mau có thế mạnh như Campuchia, Ấn Độ và Bangladesh đạt hơn 200 ngàn tấn

Tiếp tục kiến nghị sửa Luật thuế 71/2014/QH13

Nửa cuối năm 2022, tỷ lệ lạm phát tăng lên trong khi dự báo tăng trưởng kinh tế đang xấu đi, đồng nghĩa giá tất cả hàng hóa sẽ tăng lên khiến sức mua của người dân sẽ giảm.

Tình hình cuộc chiến Nga - Ukraine cùng các chính sách trừng phạt kinh tế, cấm vận sẽ tiếp tục đẩy giá dầu, giá năng lượng lên cao làm tăng chi phí nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất. Bên cạnh đó, những diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu dự báo sẽ gây ra những tác động không thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp; giá nông sản chưa được cải thiện nhiều trong khi chi phí sản xuất nông nghiệp tăng cao tiềm ẩn nguy cơ nông dân giảm canh tác hoặc chuyển đổi sang sử dụng phân bón giá rẻ kém chất lượng.

Do vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của PVCFC vẫn là đảm bảo nhà máy Đạm Cà Mau được vận hành hiệu quả, an toàn, ổn định, tối ưu công suất đối với các loại sản phẩm hiện tại (urê và NPK); triển khai nhanh đưa vào sử dụng các chương trình/đề án tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sản xuất; đồng thời chuẩn bị tốt công tác bảo dưỡng tổng thể nhà máy, đảm bảo duy trì nguồn cung sản phẩm thị trường trong nước trong thời gian bảo dưỡng.

Thời gian này, PVCFC sẽ tập trung công tác phát triển thị trường, hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết về NPK Cà Mau tại các thị trường mục tiêu, đặc biệt phát triển hiệu quả ở thị trường Tây Nam Bộ; đưa sản phẩm phân bón hữu cơ xâm nhập thị trường mục tiêu.

Hoàn thiện Hệ thống quản trị, tăng sức cạnh tranh và giá trị thị trường của Phân bón Cà Mau, tiếp tục phối hợp với Petrovietnam triển khai thực hiện phương án tái cấu trúc PVCFC phù hợp với đề án tái cấu trúc Tập đoàn giai đoạn 2021-2025 ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đặc biệt, trong thời gian này, PVCFC cũng như các nhà sản xuất phân bón tại Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Phân bón Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam, bám sát các cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội để kiến nghị sửa Luật thuế 71/2014/QH13 này nhằm sớm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón.

Đọc tiếp

Cảng Chu Lai phục vụ xuất khẩu nông sản với chi phí tối ưu

Cảng Chu Lai - kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Tập đoàn Đất Xanh

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Tập trung hoàn thiện pháp lý 8 dự án lớn, huy động 3.500 tỷ thông qua chào bán cổ phiếu

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh – ông Lương Trí Thìn cho rằng, thị trường bất động sản năm 2024 đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực, Đất Xanh dự kiến hoàn thiện pháp lý 8 dự án trọng điểm quy mô lớn, chuẩn bị nguồn 20.000 sản phẩm tại các khu vực đông dân cư như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE