[Phần 2] Thăng trầm của Samsung: Giành giật khách hàng cho xưởng đúc chip

Tập đoàn Hàn Quốc ráo riết tìm kiếm các đơn đặt hàng đúc chip từ Qualcomm, Nvidia và AMD.
Samsung cạnh tranh quyết liệt với TSMC ở mảng đúc chip
Samsung cạnh tranh quyết liệt với TSMC ở mảng đúc chip

Colley Hwang, Chủ tịch của Digitimes châu Á, là nhà phân tích công nghệ có hơn 30 năm kinh nghiệm đã quan sát sự thăng trầm của Samsung từ lâu, Colley Hwang muốn nhìn vào những vấn đề chính sẽ ảnh hưởng đến Samsung trong 10 năm tới từ một góc độ khác.

Tại sao Samsung quan tâm đến mảng đúc chip

Gartner nâng CAGR (tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép) của thị trường đúc chip từ năm 2021-2025 lên hơn 16%. Giá trị thị trường này năm 2021 là 109,9 tỷ USD. Hiện tại, động thái đầu tư mạnh của TSMC dự kiến giúp công ty tiếp tục dẫn đầu, tăng thị phần toàn cầu từ 57% trong năm 2021 lên 64% vào 2025.

TSMC xác định cần tăng cường vai trò dẫn dắt thị trường của công ty trong thời kỳ suy thoái. Tập đoàn Đài Loan vẫn còn dư địa để tăng giá sản phẩm nhờ các quy trình sản xuất tiên tiến, hoặc có những “quân bài” để thoả thuận với đối tác nếu việc giao hàng bị trì hoãn. Trong khi đó, dư địa tăng trưởng cho Samsung không còn nhiều và dần bị siết chặt.

Hoạt động kinh doanh xưởng đúc của Samsung trong vài năm qua chiếm 17% tổng doanh thu toàn cầu. Những năm gần đây, Samsung quan tâm đến việc củng cố lĩnh vực đúc chip. Xét về quy mô vốn của bộ phận bán dẫn, bộ phận System LSI có thị phần tăng từ 16% lên khoảng 25% trong 2 năm qua và đang hướng tới mốc 40%.

Trước đây, các bộ xử lý ứng dụng (AP), IC điều khiển màn hình (DDI) và thậm chí cả bộ nhớ thông số kỹ thuật đặc biệt cung cấp cho sản phẩm Samsung chiếm một nửa sản lượng xưởng đúc của hãng.

Samsung tìm kiếm các khách hàng lớn cho bộ phận xưởng đúc chip

Samsung tìm kiếm các khách hàng lớn cho bộ phận xưởng đúc chip

Giờ đây, Samsung ráo riết tìm kiếm các đơn đặt hàng đúc chip từ Qualcomm, Nvidia và AMD. Hoạt động kinh doanh đúc chip của hãng có cơ hội đạt mức tăng trưởng hơn 20%. Đóng góp của mảng này vào doanh thu của công ty dự kiến tăng lên 9,2% vào năm 2022 từ 7,3% vào năm 2021. Đóng góp lợi nhuận sẽ tăng hơn gấp đôi từ 3% lên hơn 6%.

Về vốn đầu tư cho đúc chip, Samsung đang “tiến gần hơn một chút” với TSMC. Vốn đầu tư của công ty Đài Loan hiện gấp khoảng 2-2,5 lần con số rót vào xưởng đúc của nhà sản xuất Hàn Quốc, giảm so với mức chênh lệch trước đó là 3 lần.

Về công suất in thạch bản cực tím (EUV), TSMC gấp khoảng 3,5 lần so với của Samsung.

TSMC tiếp tục mở rộng số lượng người mua, bên cạnh tập khách hàng quen lên đến 1.000 công ty. Trong khi mảng kinh doanh đúc của Samsung chỉ có khoảng 150 khách hàng. “Hai bên thực ra không phải là đối thủ ngang sức”. Samsung muốn là “kẻ khiêu khích” trong cuộc chạy đua với TSMC, công ty tỏ ra không nhiều hứng thú với cuộc chạy đua. Trong 3-5 năm tới, rất khó để Samsung có thể đối đầu với TSMC.

Bộ phận đúc chip của Samsung được thành lập năm 2005. Đến 2017, bộ phận này được cơ cấu lại nhằm giảm xung đột lợi ích với các đối tác của Samsung. Tập đoàn Hàn Quốc kỳ vọng nhận được đơn đặt hàng từ những “ông lớn” như Qualcomm, Intel và Nvidia. Việc dẫn đầu trong công nghệ GAA 3nm giúp Samsung có cơ hội gia tăng thị phần xưởng đúc của hãng. Đồng thời việc sớm áp dụng công nghệ in thạch bản cực tím (EUV) vào sản xuất DRAM thế hệ thứ 4 cũng đem đến lợi thế cho Samsung.

Smartphone là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của xưởng đúc trong vài năm qua
Smartphone là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của xưởng đúc trong vài năm qua

Tuy vậy, thị phần đúc khuôn toàn cầu của Samsung không thay đổi nhiều, bất chấp nhiều năm qua hãng nỗ lực tăng lợi nhuận. Thị trường smartphone là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của xưởng đúc trong vài năm qua, nhưng hướng đi trong vài năm tới sẽ là máy tính hiệu suất cao (HPC).

Trong tổng vốn đầu tư năm 2021 của Samsung (35,5 nghìn tỷ won), ước tính 10 nghìn tỷ won được đổ vào DRAM, 12,5 nghìn tỷ won cho NAND và 13 nghìn tỷ won cho xưởng đúc. Tính đến cuối tháng 8, đồng tiền của Hàn Quốc giảm giá xuống còn 1.400 won đổi 1 USD, điều này càng gây áp lực tăng chi phí đầu tư cho Samsung.

Công suất xưởng đúc chip của Samsung

Năm 2020, Samsung có công suất hàng tháng là 260.000 tấm wafer cho mỗi sản phẩm 8 inch và 12 inch, con số này tăng lên lần lượt là 265.000 và 325.000 vào năm 2021. Ước tính công suất tấm wafer 12 inch của hãng tăng lên 443.000 trong 2022.

Samsung cam kết đầu tư ổn định vào lĩnh vực xưởng đúc cho đến năm 2026

Samsung cam kết đầu tư ổn định vào lĩnh vực xưởng đúc cho đến năm 2026

Năm 2020, xưởng đúc của Samsung dựa vào các đơn đặt hàng nội bộ, chiếm 60% doanh số, năm 2021 giảm còn hơn 50%. Qualcomm (25%) và Nvidia (13%) là 2 khách hàng ngoài lớn nhất, với thị phần kết hợp đạt 38%. Các công ty khác đóng góp khoảng 10%.

Theo truyền thông Hàn Quốc, bộ vi xử lý ứng dụng của Samsung (AP) đóng góp 21% doanh thu, CIS khoảng 15%, DDI khoảng 10%. Về lợi nhuận, tỷ trọng đóng góp của AP cao nhất, mảng CIS và DDI chỉ chiếm tổng cộng khoảng 10%.

Theo ước tính của UBS, đóng góp của bộ phận System LSI vào lợi nhuận của Samsung tăng từ 3% vào năm 2021 lên 6% vào năm 2022 và duy trì ở mức 6-8% cho đến năm 2026.

Công suất xưởng đúc 12 inch của Samsung dự kiến tăng gấp 3,2 lần từ năm 2017 đến năm 2026. Samsung đầu tư nhà máy trị giá 17 tỷ USD ở Taylor, Texas - khởi công năm 2022 và đi vào hoạt động từ nửa cuối năm 2024.

Samsung đầu tư lớn cho nhà máy đúc chip ở Texas, Mỹ

Samsung đầu tư lớn cho nhà máy đúc chip ở Texas, Mỹ

UBS ước tính Samsung chi 13 tỷ USD vốn đầu tư cho mảng đúc chip vào năm 2022, tăng đáng kể so với mức 3,4 tỷ USD trong năm 2018. Trong vài năm tới, con số hàng năm đều đặn là 16 tỷ USD.

Hoạt động kinh doanh xưởng đúc của Samsung hiện phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực di động, chiếm hơn 60% thị phần, trong khi máy tính hiệu suất cao (HPC) chỉ chiếm 10% hoặc ít hơn. Samsung cho rằng khách hàng của HPC cần một nhà cung cấp thứ 2, bên cạnh TSMC. Khi đó, họ sẽ lựa chọn giữa Samsung và Intel.

Tập đoàn Hàn Quốc thậm chí còn hy vọng hợp tác với Intel để phá vỡ sự thống trị của TSMC trong lĩnh vực sản xuất nút bán dẫn tiên tiến. Khi đầu tư vào Mỹ, các ưu đãi thuế và sự gần gũi với khách hàng địa phương có thể hấp dẫn Samsung. Nhưng nếu Samsung không thể vượt qua TSMC về công nghệ, công ty sẽ khó thu được đủ lợi nhuận để bù đắp các khoản đầu tư tại Mỹ.

Bài trước: Thăng trầm của Samsung: Chiến lược kinh doanh mới

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE