Chứng khoán 6/5

Phái sinh kiếm lời nhờ VN30 gục ngã, cơ sở lại đau đầu với Bất động sản và Chứng khoán

Những động thái tiết chế của nhóm cổ phiếu lớn không thể duy trì cho tới hết phiên.
Phái sinh kiếm lời nhờ VN30 gục ngã, cơ sở lại đau đầu với Bất động sản và Chứng khoán

Sự đầu hàng của VN30 chỉ đem lại lợi nhuận cho các vị thế short phái sinh nhưng khiến cho thị trường cơ sở chứng kiến trạng thái giảm sàn hàng loạt của các cổ phiếu Chứng khoán và Bất động sản.

Cho đến trước thời điểm 14h, những nỗ lực của VN30 giảm thiểu biên độ điều chỉnh vẫn còn được duy trì. Tuy nhiên, sau đó, chỉ số này lại tụt giảm quá nhanh chóng khi các mã STB, GVR, SSI đều giảm từ 5% trở lên. SSI thậm chí còn giảm kịch sàn.

Các mã Ngân hàng như HDB (-4,4%), VPB (-3,9%), MBB (-3,4%), CTG (-3,2%), TCB (-2,6%) cũng là những "tội đồ" để kéo chỉ số đi xuống. Chỉ số VN30 xuống mức thấp nhất phiên đã tạo cơ hội cho không ít nhà đầu tư tham gia phái sinh.

Nếu so về điểm số, VN30 vẫn còn cao hơn HĐTL này hơn 10 điểm. Mức giảm của tới hơn 40,5 điểm của HĐTL là một khoản lợi nhuận không hề ít cho các vị thế short. Khối lượng lên tới 300 nghìn đơn vị trong khi khối lượng mở OI chỉ là 26,5 nghìn cho thấy tâm lý đầu cơ ngắn hạn của nhóm nhà đầu tư này.

Quay lại với thị trường, biến động của VN30 khiến cho tâm lý trở nên tiêu cực hơn, đặc biệt ở nhóm Chứng khoán và Bất động sản. Các mã VND, HCM, VCI, DIG, DXG, HDC, LDG đều chốt phiên trong trạng thái giảm sàn. So với cuối phiên sáng, độ rộng của thị trường gần như không có bất kỳ sự cải thiện nào. Số mã giảm vẫn chiếm tới 82% khi đóng cửa giao dịch.

Chỉ số VN-Index chốt phiên giảm 2,31% xuống 1.329,26 điểm. Thanh khoản của sàn đạt 17.001,09 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mức giảm được xem là "thảm" nhất hôm nay thuộc về HNX-Index khi chỉ số này mất 4,26% xuống 343,46 điểm.

Các mã IDC (-7,4%), CEO (-7,4%), HUT (-8,9%), PVS (-5,8%), L14 (-9,96%) đã bị bán tháo mà không có bất kỳ một đối trọng nào bù đắp lại.

Còn chỉ số UPCoM-Index nhờ QNS (+2,2%) và MVN (+4,4%) nên lại thoát được đà giảm sâu. Mức giảm chỉ là 1,87%, đóng cửa tại 101,88 điểm. Tổng giá trị giao dịch của 2 sàn đạt hơn 2.100 tỷ đồng.

****

Sau 10h30, nhóm Cảng biển , Thủy sản cũng gia nhập nhóm cổ phiếu tích cực cùng Bảo hiểm và Thép. Mức của các mã VSC (+2,3%), HAH (+4,8%), VHC (+4,66%) tỏ ra không hề kém. Tuy nhiên, nếu gộp lại những nhóm cổ phiếu trên, thị trường vẫn quá ít các cơ hội giao dịch. Số mã giảm tới cuối phiên sáng vẫn chiếm tới 80% trên HOSE.

Tiền vẫn rút khỏi nhiều mã Bất động sản, Ngân hàng, Bán lẻ, Dầu khí, Chứng khoán khiến DXG (-4,3%), DIG (-3,27%), OCB (-3,8%), STB (-2,8%), LPB (-2,4%), VIB (-1,9%), DGW (-3,51%), PNJ (-2,55%), VCI (-4,4%), chịu nhiều áp lực. VN-Index chỉ có thể tự hài lòng khi không bị cuốn theo đà giảm của chỉ số chứng khoán châu Á. Mức giảm của chỉ số đang là 1,15% thấp hơn CSI 300 (-2,66%), TWSE (-1,63%), BSE (-1,84%).

Thanh khoản có cải thiện nhưng vẫn chưa đạt trên 10.000 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch đạt 8.392 tỷ đồng.

Chỉ số HNX-Index trong khi đó giảm 1,97% xuống 351,7 điểm. Số mã giảm trên sàn này chiếm 70%, thanh khoản đạt 760,5 tỷ đồng.

****

Thị trường được các cổ phiếu lớn điều tiết để tìm lại đáy nhưng nhóm này cũng phải nghe ngóng những diễn biến từ thị trường chứng khoán thế giới. Đêm qua, chứng khoán Mỹ đã có một phiên điều chỉnh sâu trong vòng 2 năm.

Chỉ số Dow Jones đã mất 1.063 điểm, tương đương 3,12%, đóng cửa ở mức 32.997,97 điểm, Nasdaq cũng giảm 4,99% xuống 12.317,69 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 giảm 3,56% xuống 4.146,87 điểm, đánh dấu ngày tồi tệ thứ hai trong năm.

Nhóm VN30 ngay từ đầu phiên đã chứng kiến lực bán hàng loạt mã. Các cổ phiếu STB (-3%), SSI (-2,6%), HDB (-2,4%), VJC (-2,4%), FPT (-2%), PLX (-2,3%), VPB (-1,8%), SAB (-1,8%), CTG (-1,6%), VIC đều đang giảm quanh 2%.

Những mã đã tham gia giải cứu chỉ số ở phiên chiều qua như VHM (-1,6%), TPB (-1,2%), MSN (-1,7%) cũng phải linh hoạt thích ứng với trạng thái kém tích cực của thị trường chung và đang điều chỉnh.

Rổ chỉ số hiện chỉ còn lại 2 mã tăng là HPG (+1,1%), BVH (+2,2%) và 2 mã này cũng chỉ đảo chiều từ sau 10h. Đóng góp của cả 2 là khá khiêm tốn nên không giúp cho VN30 và VN-Index có sự cải thiện nào.

Thay vào đó, 2 mã này chỉ tác động vào nhóm ngành của mình khi giúp cho các mã Bảo hiểm và Thép như MIG (+6,8%), PGI (+2,4%), HSG (+5,1%), TLH (+1,3%), NKG (+1,3%) lấy lại sắc xanh. Trong số này, HSG đã liên tục điều chỉnh và cầu bắt đáy đang hoạt động khá mạnh để đẩy giá trị giao dịch lên gần 300 tỷ đồng.

Với nhóm Chứng khoán, câu chuyện thanh khoản kém đang tác động mạnh tới nhiều cổ phiếu không chỉ SSI ở VN30. Một loạt các mã như HCM (-4,2%), CTS (-4%), VIX (-4,7%), FTS (-4,4%), VCI (-3,8%) đang có mức giảm quanh 4%.

Tuy nhiên, một chút tín hiệu khích lệ đang được phát đi khi giá trị giao dịch đang có sự nhích lên. Giá trị giao dịch khớp lệnh tính đến 10h30 đang tăng khoảng 35% lên 5.854 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index chỉ giảm hơn 1%, thấp hơn mức điều chỉnh của các thị trường như Đài Loan, Trung Quốc hiện đang giảm quanh 2%.

Chỉ có HNX-Index hiện đang giảm mạnh hơn với mức thất thoát khoảng 1,7%. Chỉ số này hiện đang giảm xuống 352 điểm.

Đọc tiếp

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

Nhịp cầu doanh nghiệp

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024

Ngày 20/4/2024, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh báo cáo về kết quả đạt được trong công tác quản trị, điều hành, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong năm 2023, PVcomBank đã thông qua Đại hội nhiều nội dung quan trọng khác.

Chat với BizLIVE