Chứng khoán 22/4

Pha rung lắc thót tim, tiền lớn cuối cùng đã tham gia giải cứu thị trường

Lực bán ra cuối phiên sáng đã có lúc hiện thực hóa nỗi lo sợ của nhà đầu tư. Tuy nhiên, kịch bản hôm nay đã khác với các phiên trước khi tiền lớn không cho phép VN30 đóng cửa trong sắc đỏ.
Pha rung lắc thót tim, tiền lớn cuối cùng đã tham gia giải cứu thị trường

Những nơi được xem trú ẩn của dòng tiền cũng đã bị đánh sập với một loạt mã giảm sàn trong chiều nay như DPM, HAH, VHC, DCM, FRT, GIL, MSH. Điều này dẫn đến việc thị trường đã có phần tuyệt vọng và có thể khiến nhà đầu tư rời bỏ thị trường.

Không ít nhà đầu tư có lẽ đã có suy nghĩ này khi chứng kiến VN-Index rơi xuống 1.355 điểm vào trước 14h. Tuy nhiên, ngay vào thời điểm được xem là "tận cùng nỗi đau", tiền lớn mới được tung ra.

Dồn dập, các mã VCB (+4,8%), GAS (+7%) được tiền đổ vào trong 30 phút cuối phiên đã làm cho VN-Index đảo chiều rất nhanh trong đó GAS còn tăng kịch trần cuối phiên.

Nhóm Ngân hàng cũng được đẩy giá rất nhanh ở STB (+4,2%), VPB (+3,7%), ACB (+2,5%), CTG (+1,4%) . Cùng với đó là các mã VRE (+1,3%), VJC (+1,2%), VNM (+1,2%), KDH (+2,1%), PDR (+2,4%) đều tăng trên 1%.

VN30 chốt phiên vẫn tăng 1,22% với sắc xanh ghi nhận tại 22 mã so với 5 mã giảm và 3 mã đứng giá tham chiếu.

Còn với thị trường chung, quá trình hồi phục có lẽ còn kéo dài nhiều phiên bởi các mã hồi phục mạnh theo là chưa nhiều. Chỉ có nhóm FLC, AMD, ROS cùng DXG, CII, LDG đóng cửa tăng trên 5%.

Các mã giảm sàn vẫn còn ở 54 mã trên HOSE. Ngoài các mã bị chốt lời mạnh ở trên, các cổ phiếu như CMX, LHG, PVD, TVB, NBB cũng là trường hợp khác bị bán về giá sàn. So với phiên hôm qua, số mã giảm sàn trên HOSE giảm gần 50%.

Sau 6 phiên giảm hơn 100 điểm, VN-Index đã có phiên hồi phục đầu tiên dù không hề dễ dàng. Chỉ số tăng 9,02 điểm lên 1.379,23 điểm. Thanh khoản của sàn đạt 24.470 tỷ đồng.

Còn với HNX-Index và UPCoM-Index, khả năng trở lại tăng điểm gần như là bất khả thi khi các mã L14 (-10%), CEO (-9,9%), TNG (-9,8%), LAS (-9,7%), PVC (-9,7%), VGI (-9,6%), VGT (-3,3%), VTP (-5,7%) bị chi phối theo tâm lý chốt lời các cổ phiếu Midcap và Penny. 2 chỉ số này lần lượt giảm 2,04% và 0,71%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 4.100 tỷ đồng.

****

Đảo chiều chưa xuất hiện dù lại có lực bán ra

Nhóm cổ phiếu Phân bón và Hóa chất được xem là điểm trú ẩn cho dòng tiền và vẫn sinh lời khá tốt trong những phiên vừa qua. Tuy nhiên, đến thời điểm này nhóm này cũng đang có phiên giảm thứ 3.

Nguyên nhân có thể do dòng tiền rút ra để tìm đến các mã đã chiết khấu mạnh nhưng rõ ràng thị trường khi đã điều chỉnh tới 10% sẽ gần như rất khó để có một nơi giữ an toàn tuyệt đối cho tài sản của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, yếu tố tin ra là bán cũng có thể xem là chất xúc tác để kéo giảm nhóm Phân bón khi DPM mới báo lãi quý 1/2022 tăng tới 1.138% so với cùng kỳ. Cả DPM (-6,98%), DCM (-6,88%) đều đang giảm sàn và lọt vào top giao dịch của toàn HOSE. Còn DGC (-3,97%) cũng đang đứng thứ 4 về giá trị giao dịch của sàn.

Trong khi đó, một số mã như IDI, PSH, ELC, APG, ANV, ACL cũng bị bán khiến giá giảm sàn tương tự như nhóm Phân bón.

Những cổ phiếu tăng mạnh cũng chịu ảnh hưởng từ lực bán ra. Các cổ phiếu nhóm FLC sau nhịp bật lên khá "bốc" thì đang phải hấp thụ lực bán cắt lỗ của nhà đầu tư. FLC (+3,4%), AMD (+6,4%), HAI (+4,4%), ROS (+4%) hiện chỉ còn tăng trên 4%.

Thị trường đang trở nên cân bằng hơn với số mã tăng/giảm gần như xấp xỉ nhau. Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 0,49% lên 1.376.92 điểm (+0,49%). Thanh khoản đạt 449,53 triệu đơn vị, tương đương 11.141 tỷ đồng.
Còn HNX-Index giảm 0,19% xuống 365,92 điểm. Thanh khoản đạt 62,85 triệu đơn vị, tương đương 1.277 tỷ đồng.

*****

Hồi phục mạnh, nhóm cổ phiếu FLC đồng loạt tăng trần

Thị trường đã trút bỏ hết những gánh nặng đáo hạn phái sinh ở phiên hôm qua và nhóm VN30 gần như đã được cởi trói. Nếu lại xuất hiện những nhịp đảo chiều như những phiên vừa qua thì sẽ không còn bất kỳ lời giải thích nào ngoài việc tâm lý đã quá yếu.

Một lần nữa, VN30 lại có những động thái gieo hy vọng khi có sự bật lên ngay từ đầu phiên. Các mã Ngân hàng như VPB (+4,1%), STB (+3,8%), VCB (+3,6%), ACB (+3%), HDB (+2,4%), TPB (+2,4%), TCB (+2,4%), MBB (+2%), CTG (+1,7%), BID (+0,9%) đang đi lên rất đồng đều.

Cùng với đó, các mã GVR (+2,8%), GVR (+2,8%), KDH (+3,1%) cũng đang tham gia để tiếp sức cho chỉ số. Mức tăng của VN30 tới 10h30 đã lên tới hơn 1,5% nên để xuất hiện một nhịp đảo chiều thì sẽ cần một lực bán ra rất mạnh ở một loạt các cổ phiếu lớn trong rổ.

Tuy nhiên, các cổ phiếu giảm giá trong rổ lúc này thực tế là không tạo nhiều áp lực bởi chỉ có đúng 2 mã đang giảm là GAS (-0,2%), PDR (-2,8%).

Trước những chuyển động của VN30, một số sẽ đặt ra những hoài nghi và đang cố chốt lời các cổ phiếu như DPM (-5,45%), DCM (-5,68%), DGC (-2,4%), HAH (-3,5%).

Tuy nhiên, có những nhóm đã tranh thủ đẩy tiền vào các cổ phiếu đã giảm sâu giai đoạn vừa qua như APH (+6,1%), HBC (+5,6%), OGC (+6,9%). Đặc biệt, nhóm cổ phiếu FLC đang được đặt cược mạnh cho nhịp hồi phục sau khi nhiều cổ phiếu đã bị đánh bay thành quả tăng giá trong 2 năm vừa qua. Các mã FLC, AMD, HAI đều tăng kịch biên độ trên HOSE kéo theo ART, KLF cũng tăng tới gần 9% trên HNX.

Diễn biến hồi phục của cả thị trường do đó còn mang tính chất kỹ thuật nhưng ít nhiều sự hoài nghi trong tâm lý cũng đang là tốt hơn so với trạng thái bán tháo đã diễn ra trong 6 phiên vừa qua.

VN-Index tới khoảng 10h30 đã bật hơn 20 điểm để chạm lên 1.391 điểm và HNX-Index cũng đã bắt nhịp theo để tăng lên 372 điểm.

Đọc tiếp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

Chat với BizLIVE