PAPI 2021: Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công có dấu hiệu "giảm nhiệt"

Tại báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021, lần đầu tiên chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công bị giảm điểm kể từ năm 2016.
Lễ công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021 (Ảnh: Hạ An)
Lễ công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021 (Ảnh: Hạ An)

Sáng 10/5, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã đại diện cho nhóm nghiên cứu công bố báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021.

Nhìn chung, người dân cho biết cơ sở hạ tầng cơ bản được cải thiện với chất lượng đường xá, nước sạch và vệ sinh môi trường tốt hơn. Người dân tham gia khảo sát cũng cho biết tình hình tội phạm an ninh, trật tự địa bàn khu dân cư cũng giảm, có thể là do tác động của giãn cách xã hội và hạn chế đi lại.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra những dư địa cần cải thiện trong công tác ứng phó với đại dịch, trong công tác quản trị và hành chính công vốn nhiều thách thức, trong xử lý tác động của COVID-19 đối với nhiều vấn đề Chỉ số PAPI đo lường, cũng thách thức trong việc tạo lại niềm tin của người dân vào điều kiện kinh tế hộ gia đình.

Giảm nhiệt "kiểm soát tham nhũng trong khu vực công"

Theo kết quả khảo sát PAPI, 2021 cũng là năm Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, mối quan tâm về sức khỏe của người dân nổi lên, với tỷ lệ quan ngại về y tế và bảo hiểm y tế tăng mạnh từ 2% lên 23% chỉ trong hai năm.

Y tế và bảo hiểm y tế trở thành mối quan ngại lớn nhất của người dân, bên cạnh quan ngại về tăng trưởng kinh tế của đất nước và việc làm. Trong khi đó, mối quan ngại về ô nhiễm môi trường giảm nhẹ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ hài lòng với điều kiện kinh tế hộ gia đình tiếp tục giảm 11% so với năm 2020 khi sự lạc quan của người dân với tình hình kinh tế hộ gia đình giảm xuống lần đầu tiên sau gần một thập niên tăng lên từng năm.

Cùng với đó, tỷ lệ người trả lời cho biết họ bị mất việc làm và thu nhập tăng 10% vào năm 2021 so với năm 2020. Tỷ lệ người dân hài lòng với cách ứng phó với đại dịch COVID-19 của các cấp chính quyền cũng đã giảm từ 89% năm 2020 xuống còn 84% năm 2021.

Đặc biệt, với lĩnh vực y tế, mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ của bệnh viện công tuyến huyện/quận/thành phố trực thuộc tỉnh giảm sút. Trong khi đó, tỷ lệ người dân cho biết họ hoặc người thân trong gia đình phải "chung chi" để được chăm sóc tốt hơn tại bệnh viện công tuyến huyện tăng nhẹ.

Đáng chú ý, điểm chỉ số nội dung "Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công" lần đầu tiên giảm sút kể từ năm 2016 khi chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt bắt đầu.

Khác với kết quả khảo sát 10 năm trước, riêng năm 2021, sự phân bố các tỉnh trong nhóm đạt điểm cao tại chỉ số này đều phân bố ở phía Bắc và phía Nam.

Theo phản ánh của người dân, tình trạng "chung chi" để có việc làm trong khu vực Nhà nước vẫn khá phổ biến ở các địa phương, ngay cả ở những tỉnh được điểm cao ở chỉ tiêu này như Bình Dương và Thanh Hoá. Tương tự kết quả PAPI năm 2020, Sơn La và Điện Biên vẫn là những tỉnh có tình trạng "vị thân" phổ biến nhất.

Thừa Thiên Huế dẫn đầu về điểm số PAPI

Báo cáo PAPI cũng công bố điểm số của 63 tỉnh/Thành phố trên khắp cả nước xét theo 8 tiêu chí: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai trong việc ra quyết định ở địa phương; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường và Quản trị điện tử.

Trong đó, Thừa Thiên Huế là địa phương có điểm số PAPI cao nhất với 48,059 điểm, tiếp đến là Bình Dương đạt 47,178 điểm và Thanh Hoá với 47,102 điểm.

Cùng với 3 địa phương này, 12 tỉnh/thành phố khác cũng ở nhóm cao nhất như: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu.

Ở chiều ngược lại, Điện Biên là địa phương có điểm số PAPI thấp nhất năm 2021 với 37,223 điểm do có đến 6/8 chỉ số đều xếp ở nhóm thấp nhất.

So với kết quả của năm 2020, 30 tỉnh, thành phố đã cải thiện hiệu quả hoạt động trong cung ứng dịch vụ công, quản trị môi trường, và quản trị điện tử. Tuy nhiên, 30 tỉnh, thành phố có ​​sự sụt giảm về điểm ở các chỉ số nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở, Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương, Trách nhiệm giải trình với người dân, và Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công.

Ngược lại, phần lớn các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thuộc nhóm trung bình thấp hoặc thấp nhất. Trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, TP.HCM thuộc về nhóm đạt điểm thấp nhất. Kết quả này phản ánh phần nào thực tế tác động nặng nề của giãn cách xã hội toàn phần kéo dài do làn sóng COVID-19 lần thứ tư ở TP.HCM.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE