"P/E thị trường hấp dẫn, không nên kỳ vọng thanh khoản như 2021"

Chuyên gia nhận định, PE hiện tại đang hấp dẫn nếu xét mức P/E của thị trường trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên sẽ có sự phân hóa, chọn lọc nhóm ngành, cổ phiếu…
Bà Nguyễn Thị Phương Lam chia sẻ trong talkshow
Bà Nguyễn Thị Phương Lam chia sẻ trong talkshow

Quan điểm được bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc Phân tích CTCK Rồng Việt (VDSC) đưa ra trong talkshow do báo Đầu tư tổ chức chiều 16/6.

Đề cập thông tin về lạm phát của Mỹ trong tháng 5 là 8,6% - mức cao kỷ lục và cao hơn nhiều lần dự báo trước đó của giới chuyên gia. Bà Lam nêu, việc lạm phát tăng mạnh cũng dẫn đến kỳ vọng FED nâng lãi suất điều hành cao hơn mức dự báo trước đó là 0,5 điểm cơ bản. Thực tế đến phiên họp ngày vừa qua FED đã nâng lãi suất điều hành thêm 0,75 điểm cơ bản phù hợp với kỳ vọng sau thông tin lạm phát vừa qua.

Đối với Việt Nam, bà Lam cho rằng, yếu tố lạm phát đến từ giá hàng hóa, biến động giá dầu, đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến chi phí hàng hóa tăng cao và ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của NHNN sắp tới. Chính vì thế diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ có phản ứng tiêu cực như với thị trường chứng khoán thế giới.

“Vì những phiên đầu tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đảo chiều mạnh sau tin lạm phát và kỳ vọng tăng lãi suất mức 0,75 điểm cơ bản thay vì mức 0,5 điểm trước đó. Sau cuộc họp số ra đúng như kỳ vọng thị trường đã được giải tỏa về mặt tâm lý và có sự hồi phục lại. Sau phiên giao dịch hôm qua, tôi cho rằng đây là phản ứng ngắn hạn trên thị trường, cho thấy tâm lý khá yếu ở thời điểm hiện tại. Nên sự phục hồi của thị trường chưa bền vững”, chuyên gia VDSC nêu.

Bà Lam cho biết, xét về thông tin đến cuối tháng 6, thị trường hầu như không còn thông tin tích cực để hỗ trợ. Nhưng thông tin tiêu cực cũng không thấy quá tiêu cực để dẫn đến bán tháo mạnh. Thị trường trong những phiên tới có thể cân bằng hơn và có thể có những phiên tiêu cực cũng có phiên xanh, phiên đỏ, nhưng chênh lệch khoảng 5-7% so với mức điểm hôm qua.

P/E ở mức hấp dẫn

Bà Phương Lam cho biết, đầu năm VDSC dự báo tăng trưởng EPS năm 2022 của thị trường là trên 22% được đóng góp chủ yếu bởi ngân hàng và bất động sản, các nhóm khác vẫn ở mức thận trọng, bao gồm kỳ vọng chi phí nguyên vật liệu, logistics của doanh nghiệp sẽ tăng trong năm nay. Cho nên mức điều chỉnh giảm dự phóng lợi nhuận ở nhóm doanh nghiệp phi tài chính không đáng kể. Vì nhóm này không chiếm tỷ trọng lớn trong bộ chỉ số nên việc điều chỉnh giảm ở nhóm này không ảnh hưởng quá nhiều đến EPS chung của thị trường.

Đối với hai nhóm ngân hàng và bất động sản, bà Lam vẫn giữ mức đánh giá tăng trưởng lợi nhuận tích cực của ngân hàng, vì kịch bản tăng trưởng tín dụng ở mức 14% và NIM của các ngân hàng vẫn duy trì ổn định mà không bị giảm, nhất là chi phí tín dụng có thể giảm do nhiều ngành nghề đã đi vào hoạt động trở lại. Do đó, lợi nhuận ngân hàng có thể duy trì tăng trưởng 2 chữ số.

Đối với bất động sản có thể có nhiều yếu tố bất ngờ hơn và tính mùa vụ rơi vào quý 4. Với định hướng chính sách tiền tệ hiện tại, bà Lam cho rằng tăng trưởng lợi nhuận ở các doanh nghiệp bất động sản lên kế hoạch bán sỉ dự án hoặc bán sỉ đất sẽ khó hoàn thành kế hoạch hơn so với các doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, đặc điểm của các doanh nghiệp bất động sản sẽ phụ thuộc vào tiến độ thi công công trình và khả năng bàn giao nhà đúng hạn nhiều hơn, nên diễn biến lạm phát có thể làm chậm lại tiến trình thi công của các doanh nghiệp, mức điều chỉnh dự báo lợi nhuận doanh nghiệp bất động có thể nhiều hơn so với mặt bằng chung trên thị trường.

Tăng trưởng EPS nhìn chung trong năm nay là 20% và P/E thị trường là 13 lần. Xét trong mức P/E của thị trường trong nhiều năm gần đây thì đang là mức P/E hấp dẫn. Tuy nhiên, việc nhóm ngành hay cổ phiếu nào có sự hấp dẫn hơn bà Lam cho rằng sẽ có sự phân hóa, chọn lọc.

Cụ thể, theo Giám đốc Phân tích VDSC, hiện tại những ngành có triển vọng tích cực là hàng tiêu dùng thiết yếu, đầu tư công, nhóm liên quan đến lạm phát sẽ có sự phân hóa.

Đối với nhóm đầu tư công, định hướng năm nay vẫn sẽ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Trong nhóm này, bên cạnh nhóm về hạ tầng, nhóm về giao thông thông minh cũng có thể xem xét như ELC. Đối với nhóm kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch có nhóm tiện ích công cộng, nhóm tiêu dùng thiết yếu và nhóm bất động sản khu công nghiệp.

“Tôi cho rằng nhóm bất động sản khu công nghiệp sẽ có phục hồi tốt hơn, có kết quả kinh doanh tốt hơn so nhóm bất động sản dân dụng. Khi mở cửa lại nền kinh tế, dòng vốn FDI kỳ vọng sẽ vào Việt Nam và đây là nhóm có thể hưởng lợi trong nửa cuối năm. Đối với nhóm khu công nghiệp, tôi đánh giá cao những doanh nghiệp có quỹ đất lớn để phát triển các dự án cũng như có dự án phát triển nhà xưởng xây sẵn nên sẽ hưởng lợi”, bà Lam đề cập.

Đối với ngành hàng không, mở cửa có thể sẽ giúp lượng hành khách tăng trưởng tốt. Tuy nhiên vì giá chi phí nhiên liệu ở mức cao trong ngắn hạn nên nhóm này cần quan sát.

Liên quan đến nhóm có thể ảnh hưởng bởi lạm phát cũng như yếu tố tiền tệ, ngành ngân hàng xét về tăng trưởng lợi nhuận, đây vẫn là nhóm tăng trưởng tốt, kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng tốt so với khu vực, nên nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là cổ phiếu tốt cho trung và dài hạn.

Ở các nhóm liên quan đến hàng hóa, nhóm này kỳ vọng giá hàng hóa nguyên vật liệu có thể hạ nhiệt vào nửa cuối năm có nghĩa khả năng mở rộng lợi nhuận của nhóm này không còn nhiều, và nhóm này không phù hợp trong việc nắm giữ trung và dài. Nhà đầu tư có thể đầu tư ngắn hạn.

Đối với nhóm cổ phiếu thép, thực tế nhu cầu thép toàn cầu đang yếu do lạm phát và giá hàng hóa tăng rất mạnh. Trong vài tháng tới vẫn chưa có tín hiệu hồi phục lại nên bà Lam cho rằng quan sát hơn mua vào.

Với cổ phiếu điện không chịu ảnh hưởng lạm phát và tăng trưởng điện sẽ tốt hơn sau đại dịch và nhiều ngành nghề sản xuất trở lại. Tuy nhiên giá cổ phiếu điện thời gian gần đây tăng khá nhanh do phụ thuộc vào quy hoạch điện VIII và giá FIT mới cho nhóm năng lượng tái tạo. Hiện VDSC vẫn đang chờ và chưa thấy phê duyệt cho quy hoạch điện VIII và việc phê duyệt cũng không dẫn đến những thay đổi quá lớn về doanh nghiệp nên giá cổ phiếu điện cũng tăng nhanh trong thời gian qua.

Một số doanh nghiệp điện có thể có tăng trưởng lợi nhuận tốt trong quý 2 nhờ sản lượng tăng và lợi nhuận từ tỷ giá cũng đã đạt đến mức giá mục tiêu của VDSC.

Đối với xuất khẩu các ngành như thủy sản, dệt may có mức tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên về kết quả kinh doanh của hai nhóm này sẽ có sự phân hóa. Những ngành không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của Trung Quốc hoặc tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc không quá lớn có thể tìm kiếm và bù đắp sang các thị trường khác sẽ có kết quả kinh doanh tích cực như nhóm thủy sản. Thực tế, thị trường cũng đã nhận ra điều này ở nhóm thủy sản nên cổ phiếu không có điều chỉnh bất chấp xu hướng kém tích cực của thị trường chung.

“Tôi cho rằng đỉnh lợi nhuận ở nhóm thủy sản đã đạt được trong quý 2 và giá cổ phiếu cũng đã tiệm cận ở mức hợp lý. Thực ra, giá cổ phiếu thủy sản còn rẻ hơn so với lợi nhuận, nên giá tiếp tục tăng mạnh thì nên chốt lời”, bà Lam cho biết.

Đối với dệt may, quan điểm của bà Lam khá thận trọng. Nhóm này có sự tăng trưởng tuy nhiên không thấy sự co giãn về cầu ở nhóm dệt may cao hơn thủy sản và nguồn nguyên liệu vẫn phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc nên chính sách của nước này cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến các doanh nghiệp dệt may và biên lợi nhuận của ngành khó có thể tích như ngành thủy sản. Trong xu hướng chung như vậy, doanh nghiệp nào kiểm soát tốt chi phí có thể có tiềm năng tăng trưởng vượt bậc tốt hơn so với ngành.

Thời gian vừa qua, nhóm cổ phiếu dệt may có diễn biến không tích cực cũng bởi quan ngại như trên.Vì thế nếu có doanh nghiệp nào đi ngược xu hướng chung của ngành sẽ có triển vọng tăng trưởng về giá tốt trong thời gian tới.

Thanh khoản khó phục hồi như mức trước năm 2021

Bà Lam đề cập, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường năm 2021 tương đối cao, trên 20.000 tỷ đồng/phiên. Trong giai đoạn hiện tại chúng ta không kỳ vọng thanh khoản thị trường sẽ phục hồi về mức cũng như năm 2021, đặc biệt là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, thị trường sẽ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi lạm phát không rõ đã đạt đỉnh hay chưa hay chu trình tăng lãi suất vẫn còn, việc mua bán trong hiện tại không nên FOMO mà cần sự tìm hiểu, phân tích kỹ.

Chuyên gia VDSC nhấn mạnh, việc nhà đầu tư nên chú ý nhóm ngành nào sẽ phụ thuộc vào mục đích của nhà đầu tư khi tham gia vào TTCK. Giai đoạn hiện tại không phải giai đoạn “ăn xổi ở thì” mà nó là giai đoạn phải chắt lọc để tìm ra cơ hội đầu tư trung và dài hạn. Vì Việt Nam là nước có tăng trưởng tốt nên việc các nhóm ngành hiện tại có thể hưởng lợi như bất động sản khu công nghiệp, sản xuất, dệt may, thủy sản, ngân hàng, hàng tiêu dùng thiết yếu và bán lẻ vẫn đang trung xu hướng tăng và có kỳ vọng tăng trưởng cao theo tăng trưởng nền kinh tế.

Đọc tiếp

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

HOSE đã lên lịch chuyển đổi sang KRX

HOSE đã lên lịch chuyển đổi sang KRX

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã gửi thông báo đến các CTCK về kế hoạch triển khai chính thức KRX, dự kiến ngày 2/5 sẽ chính thức vận hành hệ thống giao dịch mới.

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

Nhịp cầu doanh nghiệp

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

Nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính kéo chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng 1.281 điểm trong tuần qua. Tuần tăng mạnh trên nền thanh khoản cao sẽ tiếp tục tạo động lực để thị trường hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm.

Chat với BizLIVE