OPEC+ phản đối tăng mạnh sản lượng, giá dầu tăng vọt vượt xa 80USD/thùng

Giá dầu tăng trong thời gian gần đây khiến cho nhiều chuyên gia dự báo về khả năng OPEC và nhóm liên minh dẫn đầu bởi Nga sẽ quyết định tăng sản lượng, kịch bản này cuối cùng đã xảy ra.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và nhóm các nước sản xuất dầu dẫn đầu bởi Nga đã không đồng thuận mở rộng quy mô sản xuất năng lượng trên diện rộng, theo thông tin từ những người tham gia cuộc họp bàn về sản lượng dầu mới đây. Giá dầu thô tại Mỹ sau những thông tin mới nhất đã tăng lên ngưỡng cao nhất tính từ năm 2014.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao ngay tăng 2,3% lên 77,62USD/thùng. Giá dầu Brent, loại dầu chuẩn trên thị trường quốc tế, tăng 2,5% lên 81,26USD/thùng và như vậy đóng cửa ở mức cao nhất trong 3 năm. 
Giá dầu tăng trong thời gian gần đây khiến cho nhiều chuyên gia dự báo về khả năng OPEC và nhóm liên minh dẫn đầu bởi Nga sẽ quyết định tăng sản lượng, kịch bản này cuối cùng đã xảy ra.
Theo thông báo mới nhất, OPEC và nhóm liên minh dẫn đầu bởi Nga quyết định nâng tổng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày chứ không chấp nhận tăng cao hơn nữa, đây là một phần trong kế hoạch đã được tính đến trước đây nhằm đưa sản lượng dần trở lại ngưỡng trước đại dịch COVID-19.
Tại Mỹ, hoạt động khai thác dầu và sản lượng dầu đều đã tăng cao hơn dù rằng cho đến nay chưa trở lại ngưỡng trước đại dịch COVID-19. Lần gần nhất giá dầu thô nội địa Mỹ cao đến như vậy, ở thời điểm đó nước Mỹ có hơn 1.100 khu vực khai thác dầu đang hoạt động, đến tuần trước, con số này chỉ còn lại 428, theo số liệu của Baker Hughes.
Đó là những gì diễn ra trước khi đại dịch COVID-19 khiến cho nhu cầu nhiên liệu dành cho hoạt động đi lại giảm đi và trước khi OPEC và các nước liên minh trên thị trường khởi động cuộc chiến giá cả chống lại các doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến Mỹ bằng việc tăng sản lượng mạnh tay và khiến cho thị trường “ngập trong dầu”.
Giá dầu thô trung bình hàng ngày tại Mỹ hiện giảm hơn 6,7% so với cùng kỳ năm trước, dự trữ nguồn cung dầu thô thương mại, không tính dự trữ chiến lược SPR của chính phủ Mỹ, giảm 15%, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Việc giá dầu tăng mạnh trong thời gian gần đây là một phần trong xu thế tăng giá diện rộng nói chung của giá cả hàng hóa trên toàn cầu, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới mở cửa dẫn đến nhu cầu dầu tăng cao vượt cả khả năng sản xuất của bên cung cấp, chính vì vậy giá tăng cao chóng mặt. 
Giá hàng hóa cao hiện đang được chuyển sang phía người tiêu dùng thông qua việc tăng giá bán các loại hàng hóa thành phẩm cuối cùng, hiện đã có không ít ý kiến lo ngại về khả năng lạm phát quá cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi kinh tế.
Vào đầu năm ngoái, OPEC + đã từ bỏ cuộc chiến giá cả, khi đó virus corona khiến cho các nền kinh tế phải đóng cửa và nhu cầu đi xuống mạnh. Và khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, OPEC+ bắt đầu cung cấp lại dầu ra thị trường. Gần đây, OPEC+ đã quyết định nâng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày và cố gắng đưa sản xuất trở lại ngưỡng trước đại dịch COVID-19 vào đầu năm sau.
Các nền kinh tế đang tăng tốc trở lại sau trạng thái gần như ngủ đông trong những giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19. Giá khí đốt tự nhiên đã tăng chóng mặt bởi nhu cầu tăng và nguồn cung tại Mỹ và châu Âu xuống thấp. Giá than đá và khí đốt cao cũng như nỗ lực của chính phủ nhiều nước trong việc giảm tiêu thụ điện đã dẫn đến việc điện bị cắt nhiều lần tại Trung Quốc.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE