Ông Lưu Trung Thái đang giải bài toán “bất cân xứng” tại MB

Một lần nữa bài toán “bất cân xứng” mà ông Lưu Trung Thái từng đặt ra tiếp tục thể hiện…
ông Lưu Trung Thái - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội
ông Lưu Trung Thái - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội

Khoảng 5 năm trước, trong một lần trao đổi với báo chí, ông Lưu Trung Thái - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB) từng đặt ra một bài toán, được xem vừa là thực tế vừa là thách thức đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam.

Bài toán này yêu cầu xử lý được sự “bất cân xứng” giữa các chỉ tiêu trong hoạt động. Cụ thể, hàng năm hầu hết các NHTM đều có chỉ tiêu tăng vốn điều lệ, tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng… phổ biến chỉ quanh 10-15%, khá hơn với quanh 20%, nhưng chỉ tiêu lợi nhuận thường thể hiện tới 30-40%, thậm chí quanh 50%.

Giai đoạn đó, thị trường chứng khoán chưa sôi động và khởi sắc như hai năm vừa qua; đại dịch COVID-19 cũng chưa xẩy ra. Những cân đối trên từng thể hiện vượt trội ở chỉ tiêu lợi nhuận, khi nhiều NHTM đạt tăng trưởng tới 50-70%, không ít thành viên tính bằng lần. Trong khi vốn điều lệ chưa tăng được thuận lợi như sự hậu thuẫn của thị trường chứng khoán hai năm gần đây. Ngân hàng Nhà nước vẫn giám sát chặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khá hạn chế, thậm chí căn ke từng quý…

Vậy, khi tăng vốn điều lệ, tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng không thể tương xứng như mức độ tăng trưởng lợi nhuận, các nhà băng phải xử lý sự “bất cân xứng” này như thế nào? Ông Lưu Trung Thái từng đặt ra câu hỏi đó, để rồi đang giải tại MB những năm vừa qua cũng như trong 2022.

Ngay tại MB năm qua, có thể thấy tốc độ tăng vốn, tổng tài sản, tín dụng… quanh 20-25%, nhưng lợi nhuận trước thuế tăng tới hơn 54%.

Năm nay, ngân hàng này đặt chỉ tiêu tổng tài sản chỉ tăng 15%, vốn điều lệ dự kiến tăng 24%, tăng trưởng tín dụng khoảng 16% (còn tùy thuộc chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước giao và có thể điều chỉnh qua thực tế), còn chỉ tiêu lợi nhuận dự kiến tăng 23% so với năm 2021.

Chỉ tiêu lợi nhuận được chú ý, bởi thông thường được các NHTM đặt ra ở mức khả thi và an toàn, còn kết quả chung cuộc như những năm qua hầu hết đều vượt xa. Riêng tại MB, tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu cuối 2021 lên tới khoảng 400% là một điểm được chú ý, bởi nó đi cùng với triển vọng “trả lại”, hoàn nhập cho lợi nhuận năm nay, hoặc bớt gánh nặng chi phí trích lập năm nay, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 đã dịu bớt và nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc đi cùng với triển vọng xử lý nợ xấu thuận lợi hơn.

Trở lại với bài toán mà ông Lưu Trung Thái đang giải, khi tốc độ các chỉ tiêu “bất cân xứng” với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, lời giải dĩ nhiên phải tập trung ở việc cải thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng tài sản và khả năng sinh lời; giảm thiểu chi phí vốn đầu vào; giảm thiểu chi phí hoạt động; tăng các nguồn thu bớt dựa vào đầu tư tài sản và tín dụng…

Thực tế những hướng giải trên tại MB thể hiện khá rõ.

Kết năm 2021, App MBBank ghi nhận khoảng 6,3 triệu người dùng mới, lũy kế đạt 9,5 triệu người dùng, tăng tới 320% so với năm 2020

Kết năm 2021, App MBBank ghi nhận khoảng 6,3 triệu người dùng mới, lũy kế đạt 9,5 triệu người dùng, tăng tới 320% so với năm 2020

Trước hết, về trực quan, thị trường đã chứng kiến một MB nhiều thay đổi so với trước đây, trẻ trung hơn, linh hoạt và lăn xả hơn ở những phân khúc tưởng như trước đây “nhường” cho ngân hàng bạn. Điển hình như việc mở rộng tệp khách hàng cá nhân, triển khai rầm rộ chính sách mở tài khoản số đẹp mà nhân viên đến từng “ngõ ngách” trên thị trường để đạt KPI…

Một dữ liệu cho ví dụ điển hình trên hình thành rất thuyết phục: Kết năm 2021, App MBBank ghi nhận khoảng 6,3 triệu người dùng mới, lũy kế đạt 9,5 triệu người dùng, tăng tới 320% so với năm 2020. Điều này góp phần lý giải vì sao tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại MB bùng nổ, vươn lên đứng thứ 2 toàn hệ thống với gần 49% cuối năm qua.

Tỷ lệ CASA chiếm gần phân nửa vốn huy động, nguồn vốn rẻ lớn để cải thiện lãi biên, góp phần quan trọng để giải bài toán “bất cân xứng” nói trên cho lợi nhuận nếu chỉ nhìn vào các lực đẩy tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng… như truyền thống.

Ở đây, ngoài sự đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi số và lăn xả khai thác mở rộng tệp khách hàng nói trên, MB cũng khá đặc biệt trong hệ thống khi có một hệ sinh thái khá toàn diện theo một mô hình tập đoàn tài chính có lõi ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng tiêu dùng… với các công ty thành viên có thị phần đáng kể trên thị trường.

Tương tự, góp phần giải bài toán trên, bên cạnh chi phí vốn được giảm thiểu và lãi biên có lợi thế bởi CASA lớn, tăng thu phi tín dụng là hướng giải tiếp theo. MB cũng vừa tạo bất ngờ ở hướng này.

Theo cập nhật mới nhất từ MB, doanh số APE (Annual Premium Equivalent - một kỹ thuật đo lường doanh số bán hàng được dùng trong lĩnh vực bảo hiểm) tháng 2/2022 đã đạt 108 tỷ đồng, tháng 3 tiếp tục bùng nổ với 190 tỷ đồng. Với kết quả này, MB chính thức đứng top 1 trong thị trường Bancassurance tại Việt Nam. Kết quả này khá bất ngờ, bởi vị trí số 1 trước đó từng rất khó bị đánh bại bởi VIB…

Các hướng giải trên đều đang chuyển biến ngày càng tích hơn tại MB. Đi cùng, nội tại ngân hàng cũng cần chuốt thêm hiệu quả hoạt động và đặc biệt ở vận hành. Chuyển đổi số góp phần quan trọng cho yêu cầu này. Và trong năm 2021, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) tại ngân hàng này đã giảm được khá mạnh với 5,7%.

Tất nhiên, hoạt động của các NHTM vẫn chủ yếu dựa trên tín dụng và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, chất lượng tài sản. Ở hướng này, MB tiếp tục “giải” tốt khi tỷ lệ nợ xấu chốt năm qua chỉ 0,68% (trong khi tỷ lệ trích dự phòng bao nợ xấu lên tới gần 400%); tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt được 2,4%, trong khi chưa nhiều NHTM Việt Nam đạt được chỉ tiêu này ở mức “đầu 2”.

Đọc tiếp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

Nhịp cầu doanh nghiệp

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp với những ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giao dịch đa dạng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024

Ngày 20/4/2024, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh báo cáo về kết quả đạt được trong công tác quản trị, điều hành, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong năm 2023, PVcomBank đã thông qua Đại hội nhiều nội dung quan trọng khác.

HOSE đã lên lịch chuyển đổi sang KRX

HOSE đã lên lịch chuyển đổi sang KRX

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã gửi thông báo đến các CTCK về kế hoạch triển khai chính thức KRX, dự kiến ngày 2/5 sẽ chính thức vận hành hệ thống giao dịch mới.

Chat với BizLIVE