Nỗi lo sợ và vết trượt dài của ông Trần Phương Bình sau thương vụ 100 triệu USD với VinaCapital ​

Để xoay 100 triệu USD trả cho VinaCapital, ông Trần Phương Bình đã chỉ đạo vẽ ra loạt hồ sơ vay, thu tiền khống gây thiệt hại nghiêm trọng cho DAB.
Việc giải quyết hậu quả sau thương vụ với VinaCapital là tâm điểm trong "đại án" tại DAB giai đoạn 2.
Việc giải quyết hậu quả sau thương vụ với VinaCapital là tâm điểm trong "đại án" tại DAB giai đoạn 2.

Như BizLIVE đã đề cập ở bài viết trước, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an vừa công bố bản kết luận điều tra “đại án” xẩy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB) giai đoạn 2.

Kết luận điều tra xác định việc DAB cho 5 nhóm khách hàng gồm Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, M&C, Tân Vạn Hưng, Lê Anh Tuấn - Nguyễn Thị Ngọ vay tiền gây thiệt hại cho DAB số tiền hơn 9.642 tỷ đồng. Trong đó bao gồm thiệt hại hơn 4.288 tỷ đồng trong việc DAB cho nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia vay tiền.

Trong khuôn khổ thông tin bài viết, BizLIVE đề cập tới khoản thiệt hại hơn 886 tỷ đồng (nằm trong tổng khoản thiệt hại hơn 4.288 tỷ đồng) mà DAB cho 2 tổ chức và 5 cá nhân thuộc nhóm Công ty TNHH Hiệp Phú Gia vay.

Theo kết luận điều tra, nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia gồm nhóm Công ty TNHH Hiệp Phú Gia, nhóm CTCP Vốn Thái Thịnh (TTC), Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Gia Kim, CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), CTCP Địa ốc Đông Á và Cao Ngọc Huy - Lê Nguyên Đăng Hằng. Nhóm Công ty TNHH Hiệp Phú Gia do ông Trần Phương Bình chỉ đạo, điều hành.

Năm 2007, TTC ký hợp đồng hợp tác đầu tư với VinaCapital để nhận 100 triệu USD đầu tư cổ phần, vốn góp tại 11 công ty mục tiêu (chủ yếu là các công ty đang sở hữu các dự án bất động sản); thời hạn hợp đồng là 12 tháng kể từ ngày 8/12/2007. Đồng thời, DAB ký hợp đồng ký thác và quản lý tài khoản để bảo đảm cho TTC về khả năng hoàn trả 100 triệu USD tiền tài trợ và lãi tương ứng cho VinaCapital khi chấm dứt hợp đồng mà TTC không có khả năng thu xếp đủ nguồn vốn để hoàn trả số tiền này cho VinaCapital.

Cuối 2007, VinaCapital đã giải ngân 100 triệu USD (tương đương hơn 1.600 tỷ đồng) để TTC sử dụng. Gồm 982 tỷ để mua 100% vốn góp Công ty TNHH Hiệp Phú Gia; hơn 447 tỷ mua cổ phần CTCP Đầu tư xây dựng Lâm Viên; hơn 110 tỷ mua cổ phần CTCP Đầu tư xây dựng Nhật Quang và hơn 32 tỷ thanh toán tiền phí quản lý tài khoản cho DAB.

Năm 2008, VinaCapital không gia hạn hợp đồng và yêu cầu TTC hoàn trả 100 triệu USD. Giai đoạn này, thị trường bất động sản cả nước nói chung, TP.HCM, Đà Nẵng và Nha Trang nói riêng rơi vào khó khăn, việc triển khai các dự án bất động sản bị đình trệ do thiếu khách mua. Các dự án mà nhóm TTC đã đầu tư bị thua lỗ, rất khó tìm đối tác để chuyển nhượng.

Ngoài ra, ông Trần Phương Bình còn sợ bị VinaCapital khởi kiện TTC và DAB ra Tòa án quốc tế nếu TTC không hoàn trả 100 triệu USD cho Vinacapital, khi đó sẽ ảnh hưởng tới uy tín của DAB và có thể những sai phạm của DAB như thiếu hụt tiền, vàng trong kho quỹ sẽ bị phát hiện. Do vậy, để bảo đảm hoàn trả 100 triệu USD cho VinaCapital, ông Bình chỉ đạo DAB cho CTCP Sơn Trà Điện Ngọc, Công ty TNHH Xây dựng Bách Việt và 5 cá nhân vay 11 khoản với tổng số hơn 1.820 tỷ (sau đó DAB cho vay 6 khoản để trả nợ cho 11 khoản vay này) và xuất quỹ chi hơn 77 tỷ để sử dụng.

Cụ thể, gồm hơn 1.735 tỷ mua lại 5 tài sản của nhóm TTC gồm dự án Richland Hill; 6 lô đất tại Đà Nẵng; gói 1 và 1.500m2 gói 2 dự án Khu đô thị Mỹ Gia; 29% vốn góp tại Công ty Vĩnh Thái và 35% vốn góp tại Công ty Bắc Bình. Nhóm TTC sử dụng 719 tỷ để hoàn trả cho Vinacapital, hơn 900 tỷ trả nợ cho các khoản vay trong nhóm TTC, các khoản vay khác và hơn 36 tỷ sử dụng cho mục đích khác.

Hơn 29,6 tỷ cho mục đích khác gồm 2,4 tỷ để thanh toán tạm ứng của DAB cho Công ty Thẻ thông minh Vina, 24 tỷ bù đắp thua lỗ của DAB CN Đinh Tiên Hoàng trong việc mở L/C cho Công ty Hoàn Cầu và hơn 3 tỷ còn lại ông Bình không nhớ sử dụng vào mục đích gì.

Hơn 133 tỷ còn lại, DAB xác định 91,6 tỷ không đi ra khỏi ngân hàng (được sử dụng để che giấu âm quỹ vào cuối 2008), không xác định được 11 tỷ đồng rút tiền mặt Nguyễn Hưng Quốc có nhận tiền hay không và 31 tỷ rút tiền mặt ông Bình không nhớ dùng vào việc gì.

Sau khi mua lại dự án Richland Hill, ông Trần Phương Bình chỉ đạo DAB cho Công ty Hiệp Phú Gia và Công ty Bách Việt vay 9 khoản tổng số hơn 669 tỷ để tiếp tục đầu tư xây dựng dự án này (chưa tính 12 khoản vay của Hiệp Phú Gia để đầu tư dự án Richland Hill đang còn dư nợ).

Quá trình trả nợ cho các khoản vay liên quan đến việc mua 5 tài sản của nhóm TTC, ông Bình chỉ đạo 12 đối tượng cấp dưới lập 62 chứng từ thu khống tổng số hơn 1.349 tỷ sử dụng gồm: hơn 1.007 tỷ để trả hơn 619 tỷ tiền gốc và lãi cho 30/38 khoản vay liên quan đến việc mua 5 tài sản của nhóm TTC và đầu tư dự án Richland Hill; hơn 91 tỷ sử dụng cho mục đích khác; hơn 251 tỷ trả nợ cho 4 khoản vay khống để che giấu âm quỹ của Công ty TNHH Ninh Thịnh (3 khoản) và Công ty Địa ốc Tài Lộc (không gây thiệt hại cho DAB).

Ngoài ra, lợi dụng việc DAB Sở Giao dịch cho Cao Ngọc Huy vay 270 tỷ và Phạm Văn Tân vay 360 tỷ để che giấu âm quỹ, ông Trần Phương Bình chỉ đạo Nguyễn Đức Tài, Nguyễn Văn Thuận sử dụng 28 tỷ để trả lãi cho khoản vay 160 tỷ của Công ty Bách Việt tại DAB CN quận 10 (liên quan đến mua 5 tài sản của nhóm TTC); 740 triệu đồng trả lãi cho khoản vay 12 tỷ của Phạm Văn Tân tại DAB CN Lê Văn Sỹ và chuyển 2 tỷ cho Cao Ngọc Hải để trả nợ.

Sau đó, năm 2014 ông Bình sử dụng dự án Richland Hill làm tài sản đảm bảo cho khoản vay 270 tỷ của Cao Ngọc Huy, khoản vay của 360 tỷ của Phạm Văn Tân và khoản vay 116,25 tỷ của Nguyễn Huy Trường Hồng (đây là khoản vay phát sinh từ 4 khoản vay tổng số 160 tỷ đứng tên 4 cá nhân vào năm 2007 để ông Bình mua Chung cư cao cấp khối D thuộc dự án Richland Hill của TTC).

Tính đến ngày 24/12/2018 (thời điểm khởi tố vụ án giai đoạn 2), còn dư nợ 14 khoản vay liên quan đến việc mua lại tài sản của TTC và đầu tư dự án Richland Hill. Gồm Công ty Hiệp Phú Gia 8 khoản, Công ty Bách Việt 1 khoản, Công ty Thái An 1 khoản, Công ty Vốn An Bình 1 khoản chỉ còn nợ lãi, 3 khoản vay cá nhân; tổng số hơn 2.477 tỷ (gồm gốc và lãi).

Cơ quan điều tra nêu, DAB đang nhận thế chấp 3 tài sản gồm dự án Richland Hill, gói 1 và 1.500m2 gói 2 dự án Khu đô thị Mỹ Gia, 29% vốn góp tại Công ty Vĩnh Thái, được Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự TP.HCM và tỉnh Khánh Hòa định giá hơn 2.767 tỷ; không thể khắc phục hậu quả cả hơn 1.176 tỷ tiền thu khống và dư nợ hơn 2.477 tỷ của 14 khoản vay, còn thiếu hơn 886 tỷ không thể khắc phục được.

Nội dung DAB ký kết hợp đồng ký thác và quản lý tài khoản với Vinaland (thuộc VinaCapial) cũng như các hành vi cho vay, thu khống khác của DAB để trả nợ cho các khoản vay BizLIVE sẽ đề cập trong thông tin tiếp theo.

Ở giai đoạn 1, khi trả lời hội đồng xét xử, ông Trần Phương Bình đã khai nguồn cơn khiến ông thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội gây thiệt hại cho DAB đến từ thương vụ hợp tác trị giá 100 triệu USD với Tập đoàn VinaCapital. Tuy nhiên, hội đồng xét xử không khai thác do nội dung này nằm ngoài phạm vi xét xử ở giai đoạn đó.

Đọc tiếp

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp với những ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giao dịch đa dạng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE