Nỗi lo nguồn cung từ Nga sụt giảm đẩy tăng giá dầu

Chuyên gia tại quỹ Again Capital LLC ở New York, ông John Kilduff, khẳng định: “Sự cứng rắn của Tổng thống Nga Putin chính là yếu tố đang hỗ trợ giá dầu tăng”.
Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Giá dầu tăng gần 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu để mất thành quả tăng trước đó khi mà thị trường tập trung vào rủi ro nguồn cung suy giảm từ Nga, nhu cầu dầu của Trung Quốc hồi phục cũng như Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) nâng lãi suất thấp hơn so với kỳ vọng của nhiều thành viên thị trường.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm trên thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 63 cent tương đương 0,7% lên 90,46USD/thùng. Trước đó trong phiên, giá dầu có lúc tăng hơn 2USD/thùng.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 55 cent tương đương 0,7% lên 83,49USD/thùng. Trước đó trong phiên giá dầu WTI tăng hơn 3USD.

Mới đây, Nga đã công bố leo thang căng thẳng với Ukraine, điều này khiến nhiều người lo ngại hơn nữa về khả năng nguồn cung dầu từ Nga sẽ còn sụt giảm.

Chuyên gia tại quỹ Again Capital LLC ở New York, ông John Kilduff, khẳng định: “Sự cứng rắn của Tổng thống Nga Putin chính là yếu tố đang hỗ trợ giá dầu tăng”.

Hạn chế nguồn cung từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng hỗ trợ thêm cho giá dầu, chuyên gia phân tích nhận định.

“Xuất khẩu dầu của OPEC đi ngang sau khi tăng mạnh vào đầu tháng này”, chuyên gia phân tích về thị trường hàng hóa tại ngân hàng UBS – ông Giovanni Staunovo nhận định.

Liên minh châu Âu (EU) hiện đang cân nhắc về khả năng áp trần giá dầu, hạn chế xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Nga đồng thời đưa ra thêm biện pháp trừng phạt với một số công dân và nhà ngoại giao của Nga nhằm phản ứng với cái mà phương Tây gọi là leo thang căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine.

Cơ quan Chứng khoán và Thị trường châu Âu (ESMA) hiện cũng đang cân nhắc tạm thời nới lỏng kiểm soát với sản phẩm phái sinh năng lượng khi mà giá tăng không ngừng sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang từ tháng 2/2022.

Quy mô áp dụng của cơ chế mới này sẽ được tính toán ở mức độ liên minh châu Âu nhằm thích ứng với mọi nền tảng có giao dịch năng lượng phái snh.

Nhu cầu dầu thô tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, hiện đang hồi phục. Trước đó, nhu cầu tiêu thụ dầu tại Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp kiểm soát COVID-19.

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã nâng lãi suất chủ chốt 50 điểm cơ bản lên 2,25% và nói rằng sẽ vẫn tiếp tục phản ứng mạnh mẽ nếu cần thiết để có thể đương đầu với lạm phát.

Mức độ nâng lãi suất như vậy thấp hơn so với tính toán của thị trường, đồng thời nó trái ngược với kỳ vọng rằng các nhà hoạch định chính sách Anh sẽ buộc phải hành động mạnh tay, ngân hàng ING phân tích.

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày thứ Năm bất ngờ hạ lãi suất chính sách ước tính khoảng 100 điểm cơ bản xuống 12%, trong khi đó trên thế giới phần lớn các ngân hàng trung ương đang hành động ngược lại.

Sau quyết định nâng lãi suất 75 điểm cơ bản của Fed vào ngày thứ Tư, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ, Nauy, Indonesia và Nam Phi cũng đều đã tăng lãi suất.

Việc nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát đã gây ra nhiều sức ép lên thị trường cổ phiếu, vốn thường biến động ngược chiều với giá dầu. Việc điều chỉnh tăng lãi suất thường gây tổn hại đến hoạt động kinh tế và nhu cầu nhiên liệu.

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE