Những nét nổi bật nhất trong truyền thống đón Tết của người dân nhiều nước châu Á

Màu đỏ vốn rất được ưa chuộng tại châu Á, màu đỏ sáng tượng trưng cho không khí lễ hội, biểu tượng cho sức khỏe, may mắn, tiền tài, sự giàu có, thịnh vượng và sự trường thọ.
Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Trong khi phần lớn các nước trên khắp toàn cầu chào đón năm mới bằng việc đếm ngược đến nửa đêm trong ngày 31/12 hàng năm, thành viên của các cộng đồng châu Á đồng thời mừng năm mới trong dịp Tết Nguyên đán, năm nay bắt đầu từ ngày 1/2/2022.

Tết Nguyên đán là dịp lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Trung Quốc, nó được tổ chức trong 15 ngày đầu của tháng âm lịch đầu tiên, nó cũng được kỷ niệm tại nhiều quốc gia châu Á khác tại khắp châu Á và Đông Nam Á như Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines, Mông Cổ, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Người Trung Quốc còn gọi Tết Nguyên đán là Lễ hội Mùa xuân còn người Hàn Quốc gọi đó là Seollal, người Việt Nam gọi đó là Tết.

Người châu Á tại Mỹ mừng Tết Nguyên đán theo cách riêng của họ, họ kết hợp truyền thống phương Đông và phương Tây để tạo ra phong cách văn hóa độc nhất. Dù rằng trước đây, nhiều người lựa chọn đi du lịch hoặc ở nhà với bạn bè và gia đình trong dịp Tết Nguyên đán, từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra đến nay, nhiều người chọn ở nhà với gia đình và nói chuyện với người thân ở chính quốc thông qua các ứng dụng như FaceTime, KakaoTalk, WeChat và Zoom.

Dù bạn là người nhập cư, người châu Á tại Mỹ luôn coi Tết Nguyên đán như một dịp để nhìn lại chính mình trong năm vừa qua và tiếp thêm năng lượng cho năm mới.

Đâu là những phong tục truyền thống của Tết Nguyên đán?

Mỗi đất nước và cá nhân mừng năm mới theo cách khác nhau với nhiều phong tục, đồ ăn và lễ hội khác biệt, tuy nhiên vẫn có một số điểm chung nhất định.

Dọn dẹp nhà cửa

Thực sự cũng rất có ý nghĩa khi người ta chào đón kỷ nguyên mới với một căn nhà sạch sẽ, và những người mừng năm mới thường chuẩn bị cho dịp nghỉ này bằng cách dọn dẹp mọi ngõ ngách của căn nhà, hoặc ít nhất họ cố gắng làm như vậy.

Giáo sư ngành Trung Quốc học tại đại học University of Delaware – Mỹ, ông Jianguo Chen, phân tích: “Thường cũng dễ hiểu tại sao người dân muốn hoàn toàn dọn dẹp nhà của họ để bỏ đi những điều xấu của năm cũ”. Tại Trung Quốc sau khi dọn nhà, người ta trang trí nhà cửa với các phong bì đỏ, các bức tranh trang trí, giấy cắt dán và đèn lồng. Theo phân tích của ông, màu đỏ sáng tượng trưng cho không khí lễ hội, biểu tượng cho sức khỏe, may mắn, tiền tài, sự giàu có, thịnh vượng và sự trường thọ.

Cách chúc mừng năm mới

Tại Mỹ, người ta chúc mừng năm mới nhau chủ yếu bằng câu “Happy New Year” đơn giản thì tại nhiều nước châu Á người dân có nhiều cách nói khác nhau. Tại Hàn Quốc, để thể hiện lòng thành kính với người lớn tuổi, họ nói: “Saehae bok mani badeuseyo”, tức “Chúc bác nhận được nhiều điều may mắn trong năm mới”. Ông Chen chia sẻ rằng tại Trung Quốc, người ta chào nhau bằng nhiều câu ví như “Gōng xǐ fā cái” trong tiếng Quan thoại hay “Gung hei faat coi” trong tiếng Quảng Đông. Ở Việt Nam, người ta chúc nhau câu khá đơn giản “Chúc mừng năm mới”.

Sum họp với gia đình

Cũng giống như bất kỳ dịp lễ lớn nào, Tết Nguyên đán là dịp để gặp gỡ những người thân yêu của bạn, và đối với nhiều người, đây là dịp để trở về nhà. “Thông thường, trong ngày đầu tiên của dịp này, người ta sẽ đến thăm người già và những người đáng kính trong gia đình và nói những lời chúc mừng năm mới”, ông Chen nói. Các tài liệu hướng dẫn việc đi lại thường cảnh báo về các con phố đông chật người và tình trạng các chuyến bay quốc tế bị quá tải trong dịp này. Trong nhiều trường hợp, người đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng không quản ngại khó khăn, họ sẽ cùng tụ họp trong bữa tối nhằm ăn bữa cơm gia đình và nhắc lại nhiều kỷ niệm đẹp trong dịp Tết Nguyên đán.

Những chiếc phong bao lì xì

Không có hình ảnh nào biểu trưng cho năm mới rõ ràng hơn so với những chiếc phong bao lì xì thường có màu đỏ và được nhét đầy tiền vào đó. Trong các chuyến viếng thăm đến họ hàng, nhiều người thường nhét tiền vào các bao đỏ này, người Trung Quốc gọi đó là Hongbao. Tại Philippines, phong bao được gọi Ang Pao còn tại Việt Nam người ta gọi đó là bao lì xì. Tại Hàn Quốc, người già gọi đó là sae bae don vốn được dịch ra là tiền năm mới, nhưng phong bao người Hàn Quốc hay dùng có màu trắng hoặc hoa văn trang trí.

Mua quần áo mới

Để làm mới tủ quần áo và để gây ấn tượng với cha mẹ, nhiều người có thói quen mua quần áo mới hoặc mặc đồ truyền thống trong dịp năm mới. Tại Hàn Quốc, người ta thích mặc Hanbok trong một số dịp lễ và ngày nghỉ ví như Tết Nguyên đán.

Bộ Hanbok của phụ nữ Hàn Quốc bao gồm một chiếc váy dài và một áo khoác ngắn nhiều màu sắc, chất liệu đắt tiền. Tại Trung Quốc, phụ nữ mặc bộ Qipao và Cheongsam, một loại váy cổ cao và ngắn tay trong dịp Tết này.

Tham dự lễ hội đèn lồng

Tại Trung Quốc, Tết Nguyên đán thường kết thúc với lễ hội đèn lồng, trong lễ hội có các hoạt động hát và nhảy theo nhạc truyền thống, các trò chơi dân gian, diễu hành đèn lồng và múa lân múa sư tử. Người ta cũng ăn bánh gạo Yuánxiāo hay Tāngyuán nhân mè đen, nhân lạc, nhân đậu đỏ, nhân đường. Cũng theo ông Chen, lễ hội đèn lồng của Trung Quốc còn được biết đến với tên gọi lễ hội Valentine của Trung Quốc nơi mà các cặp đôi gặp nhau nhằm tìm kiếm quan hệ.

Món ăn truyền thống

Món canh bánh gạo Tteok tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa rất nhiều những ý nghĩa thú vị trong ngày Tết. Không có tài liệu nào ghi chép lại đầy đủ chính xác về thời điểm ra đời của món canh bánh gạo Tteok. Tuy nhiên theo một cuốn sách từ triều đại Joseon thì đây là món ăn bắt buộc phải có vào dịp năm mới hàng năm của Hàn Quốc.

Phần bánh gạo trong canh bánh Tteok cũng giống như bánh gạo trong món Tteokbokki. Những chiếc bánh gạo này có thể có hình tròn mỏng hoặc hình dài. Tùy theo hình dạng của bánh gạo mà món ăn lại mang một ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên điểm đặc biệt là món canh bánh gạo trong năm mới luôn luôn phải có màu trắng hoàn toàn.

Thưởng thức Tteok kuk vào đầu năm mới chính là sự bắt đầu của một khởi đầu mới, vì vậy màu trắng mang ý nghĩa làm sạch tâm trí và cơ thể, như thế thì trong dịp năm mới con người mới hoàn toàn rũ bỏ được tất cả những điều không may mắn, tốt đẹp để có một sự bắt đầu hoàn hảo nhất.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE