Những mảng xám nổi lên sau khi “lũ COVID-19” rút xuống

Số vaccine phòng COVID-19 còn dư sắp hết hạn tương đối lớn, thuốc tồn dư trong khi cân đối thiếu, có tình trạng cơ sở y tế công lập “thận trọng quá mức”, thậm chí “sợ” mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ủy ban Xã hội của Quốc hội vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về Kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội và các biện pháp cấp bách liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 thuộc lĩnh vực Ủy ban Xã hội phụ trách” tại các tỉnh, thành phố.

Đây là kết quả khảo sát và giám sát tại nhiều tỉnh thành, bộ ngành có liên quan, cơ quan giám sát cũng đề nghị một số Đoàn đại biểu Quốc hội chủ động tổ chức giám sát nội dung này tại địa phương và gửi báo cáo về Ủy ban.

Kết quả giám sát khẳng định, sự vào cuộc nhanh chóng của các cấp chính quyền, đội ngũ cán bộ, người dân ở các địa phương đã triển khai thực hiện kịp thời các biện pháp cấp bách về y tế - xã hội trong phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết 30; dịch bệnh trên địa bàn sớm được kiểm soát, giảm cả về số ca mắc và tỷ lệ tử vong, ổn định đời sống của người dân, hoạt động của doanh nghiệp.

Các chính sách đặc thù hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động trong thời gian đại dịch COVID-19 đã thể hiện được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, kịp thời, trách nhiệm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; đồng thời đã góp phần động viên tinh thần và sự tin tưởng của người dân, doanh nghiệp đối với Đảng và Nhà nước.

Không dùng hết ngân sách, hàng tồn dư nhiều

Năm 2021, kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ các địa phương thực hiện các chính sách phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là trên 7,1 nghìn tỷ đồng.

Tính từ đầu năm 2022 đến ngày 31/5/2022, kinh phí hỗ trợ các địa phương thực hiện các chính sách phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khoảng 837 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hầu hết các tỉnh không sử dụng hết nguồn ngân sách nhà nước đã bố trí cho phòng chống dịch, mà chủ yếu sử dụng từ nguồn huy động xã hội hóa trong và ngoài nước. Tỷ lệ sử dụng ngân sách năm 2020 - 2021 của một số tỉnh tương đối thấp hơn so với tổng kinh phí đã bố trí như tại thành phố Hà Nội là 43,4%, tỉnh Bạc Liêu là 50,8%.

Đáng chú ý, cơ quan giám sát cho biết, theo phản ánh của địa phương, Nghị quyết 30 cho phép và các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã thực hiện các biện pháp đặc biệt, đặc cách, đặc thù tại từng thời điểm phòng, chống dịch COVID-19 cụ thể nhưng sau đó, quá trình thanh tra, kiểm tra, quyết toán lại không xem xét các yếu tố cấp bách, tính nghiêm trọng của tình huống mà lại chỉ áp dụng các văn bản quy phạm pháp pháp luật hiện hành trong điều kiện bình thường để đối chiếu, xem xét xử lý, gây ra tâm lý hoang mang của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trong lĩnh vực y tế và công tác thanh quyết toán của các cơ quan ở cơ sở, tiềm ẩn tác động bất lợi khi phải quyết định các giải pháp ứng phó với tình huống khẩn cấp sau này.

Kết quả giám sát cũng cho thấy, hầu hết các địa phương được khảo sát đã hoàn thành tiêm liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên.

Việc chậm cung cấp thông tin, bằng chứng khoa học về tác dụng của các mũi tiêm nhắc lại, một số trang mạng xã hội tuyên truyền các thông tin không đúng, sai lệch về an toàn, lợi ích của tiêm vaccine, tâm lý chủ quan của người dân sau khi đã nhiễm COVID-19 là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiêm mũi 4 ở nhóm từ 18 tuổi trở lên và mũi 2 ở nhóm trẻ từ 5 - 11 tuổi tại một số địa phương còn thấp so với mặt bằng chung cả nước.

“Tại thời điểm giám sát, hầu hết các địa phương còn dư vaccine chưa sử dụng; một số địa phương số còn dư sắp hết hạn tương đối lớn” - đoàn giám sát cho biết.

Số liệu dẫn chứng số dư ở TP.HCM hơn 375.000 liều, tỉnh Hải Dương 107.404 liều, TP.Hà Nội dư 103.575 liều (0,6% số vaccine tiếp nhận), tỉnh Đồng Tháp dư 109.971 liều, tỉnh Thái Nguyên dư 22.698 liều. Tỉnh Đồng Tháp còn 65.556 liều vaccine Pfizer hạn dùng 30/9/2022 và hơn 4.000 liều vaccine Moderna hạn dùng đến 15/9/2022.

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 nặng giảm dẫn đến nhu cầu sử dụng thuốc trong điều trị COVID-19 giảm, thuốc tồn kho chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng, gây lãng phí.

Thế nhưng, tình trạng thiếu thuốc nói chung vẫn diễn ra tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo báo cáo của Bộ Y tế, có 28/34 Sở Y tế báo cáo có tình trạng thiếu thuốc tại địa phương gồm các loại: thuốc kháng sinh dự trữ dùng để điều trị bệnh nhân nhiễm trùng nặng, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết, vị thuốc cổ truyền.

Có nơi “sợ” không dám mua sắm

Kết quả giám sát cũng chỉ ra những “mảng màu xám” trong công tác chống dịch.

Về vật tư, trang thiết bị y tế, hầu hết các địa phương tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch nên việc thực hiện mua sắm, đấu thầu trang thiết bị, vật tư y tế rất hạn chế. Đơn cử tại tỉnh Thanh Hóa trong năm 2021-2022 không thực hiện hoạt động mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế. Một số địa phương chủ động huy động trang thiết bị, vật tư y tế tại các địa bàn có số ca bệnh thấp cho các địa bàn có số ca mắc tăng cao, do đó vẫn đáp ứng được nhu cầu cơ bản trong khám bệnh, chữa bệnh.

“Sau khi một số vụ việc sai phạm liên quan đến mua sắm thuốc, vật tư y tế bị khởi tố, truy tố, xét xử, có tình trạng cơ sở y tế công lập “thận trọng quá mức”, thậm chí là “lo ngại” việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế có thể bị sai so với quy định”, cơ quan giám sát nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc bóc tách chi phí khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 và các bệnh khác rất khó khăn do chưa có hướng dẫn cụ thể và thiếu nhân lực để thực hiện dẫn đến ảnh hưởng tiến độ lập dự toán và quyết toán.

Vẫn còn một số địa phương từ đầu năm 2022 đến nay vẫn chưa giải ngân chế độ phụ cấp phòng, chống dịch COVID-19 cho nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, lực lượng phòng, chống dịch tuyến đầu phải làm việc trong điều kiện môi trường áp lực cao, cường độ lớn trong thời gian dài, suy giảm về sức khỏe thể chất và tinh thần, trong khi đó việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng còn chưa kịp thời, đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ y tế bỏ việc, nghỉ việc, chuyển việc.

Hỗ trợ chậm, người lao động mất niềm tin

Liên quan đến chính sách hỗ trợ, báo cáo cho biết, tại 6 địa phương đoàn đến giám sát, đã có hơn 6 triệu người được chi trả hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền là 14.820 tỷ, có 11.556 người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng tự nguyện không nhận; thực hiện giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho 202.146 đơn vị sử dụng lao động tương ứng khoảng 5,6 triệu lao động với số tiền là 4.890 tỷ đồng.

Tuy vậy, các địa phương đoàn giám sát đến đều có những trường hợp đã được xét duyệt và những người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ đã nộp hồ sơ đúng hạn theo hướng dẫn nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Điều này đã tạo dư luận không tốt, gây mất niềm tin của người lao động, giảm ý nghĩa của chính sách, gây ra áp lực rất lớn cho các cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết chế độ và cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương.

Về chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 khác, qua giám sát cho thấy, tổng kinh phí thực hiện trên toàn quốc khoảng 42.740 tỷ đồng, hỗ trợ gần 37,06 triệu lượt đối tượng. Ngân sách nhà nước đã chi 21.335 tỷ đồng để hỗ trợ bằng tiền trực tiếp cho gần 18,27 triệu lượt đối tượng.

Song báo cáo cũng chỉ rõ một số chính sách triển khai còn chậm, chưa được thực hiện đầy đủ; chính sách chưa bao quát hết các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 là người lao động tự do, các đối tượng đặc thù khác.

Về hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà, hiện đã có 60/63 tỉnh, thành phố có doanh nghiệp, người lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ (03 tỉnh không có đối tượng là Lai Châu và Điện Biên, Cao Bằng), có 41 tỉnh hoàn thành giải ngân 100% so với số đề nghị; chỉ còn 6 tỉnh thành phố giải ngân dưới 80% so với số đề nghị trong đó có tỉnh Bình Dương và thành phố Đà Nẵng.

Sau giám sát, cơ quan của Quốc hội kiến nghị khẩn trương tổng kết, đánh giá và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 30; rà soát tổng thể việc triển khai các chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 đã được ban hành, nhất là các chính sách hỗ trợ có điều kiện để khắc phục các hạn chế, xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm hiệu quả, tính kịp thời và mục tiêu của chính sách, tạo lòng tin trong nhân dân.

Bên cạnh đó tiếp tục chỉ đạo ngành y tế để sớm có giải pháp nhằm bảo đảm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh. Có phương án xử lý đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 còn tồn dư so với nhu cầu bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí; tiếp tục giám sát chặt chẽ dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác để chủ động có giải pháp ngăn chặn kịp thời, hướng dẫn các địa phương thực hiện để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.

Cho rằng cần tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo tính răn đe và nhằm kịp thời chấn chỉnh việc triển khai thực hiện cũng như tham mưu sửa đổi chính sách phù hợp, nhưng Ủy ban Xã hội cũng nêu quan điểm, trong quá trình xử lý vụ việc, cơ quan chức năng cần quan tâm đến tính cấp thiết, diễn biến nguy hiểm và phức tạp của dịch bệnh để có biện pháp xử lý phù hợp đối với trường hợp địa phương, đơn vị đã thực hiện các giải pháp với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE