Nhu cầu cạnh tranh, mức lương ngành Tài xế giao nhận và Nhà hàng khách sạn tăng trưởng cao

Nhóm ngành Tài xế giao nhận và Nhà hàng khách sạn tăng trưởng cao nhất với mức tăng lần lượt là 11,2% và 10,4%, phản ánh độ nóng trong nhu cầu và cạnh tranh nguồn lao động của hai nhóm ngành này so với các ngành khác.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chuyên trang Việc Làm Tốt (Vieclamtot.com) vừa công bố mức lương bình quân toàn thị trường trong 5 tháng đầu năm 2022. Nhìn chung mức lương bình quân tăng trưởng xuyên suốt trong những tháng đầu năm 2022, và đạt đỉnh vào tháng 4/2022 khi tăng trưởng 12,4% so với thời điểm đầu năm.

Đặc biệt là thời điểm sau Tết Âm lịch (tháng 3/2022) ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt nhất với mức tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, tiến vào giữa năm, mức lương trên thị trường hiện đang có xu hướng giảm nhẹ.

Trong đó, nhóm ngành Tài xế giao nhận và Nhà hàng khách sạn tăng trưởng cao nhất với mức tăng lần lượt là 11,2% và 10,4%, phản ánh độ nóng trong nhu cầu và cạnh tranh nguồn lao động của hai nhóm ngành này so với các ngành khác.

Đáng chú ý ở nhóm ngành Công nhân, mức lương trung bình ghi nhận được ở TP.HCM vượt lên dẫn đầu ở mức 9,8 triệu đồng/tháng. So với giai đoạn quý 4/2021, mức lương của nhóm ngành này ở Bình Dương và Đồng Nai giữ nguyên, không có sự thay đổi nào.

Trong khi đó, mức lương của Công nhân ở TP.HCM vốn luôn ở mức thấp so với cùng vị trí tại các tỉnh tập trung khu chế xuất, nhà máy như Bình Dương, Đồng Nai, vẫn tiếp tục tăng từ sau thời điểm giãn cách xã hội đến nay.

Việc các doanh nghiệp tại TP.HCM liên tục nâng cao mức lương cho nhóm ngành Công nhân phản ánh mức độ thiếu hụt nguồn nhân lực so với nhu cầu sản xuất thực tế.

Lý giải cho điều này, Việc làm tốt cho biết, phần nào có thể do sự dịch chuyển của hơn 500.000 người lao động từ TP.HCM trở về quê vào cuối năm 2021 (theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong tháng 1/2022).

Ngược lại, ở nhóm ngành Tài xế, Giao nhận thì Bình Dương và Đồng Nai được chuyên trang Việc làm tốt ghi nhận điểm nóng về nguồn lao động, với mức lương dẫn đầu các ngành, dao động từ 10 – 10,5 triệu đồng/tháng.

Người lao động có xu hướng ưu tiên việc làm linh hoạt giờ giấc

Việc làm tốt cũng đưa ra Khảo sát mong muốn của người lao động về nơi làm việc và nhu cầu việc làm thời gian tới. Theo đó, trong thời gian bình thường mới, những yếu tố phòng chống dịch bệnh không còn là tiêu chí hàng đầu của người lao động khi tìm việc.

Song, việc người lao động được chủ động thời gian làm việc hay cho phép làm việc tại nhà đã được hình thành trong suốt giai đoạn diễn biến dịch bệnh đến nay đã dần trở thành văn hóa làm việc mới, không chỉ của riêng các nhóm ngành việc làm hành chính – văn phòng mà còn cả lực lượng lao động phổ thông.

Cũng vì nhiều lao động ưu tiên tìm việc có tính tự do về thời gian, giờ giấc lao động và không gian, môi trường làm việc, chuyên trang Việc làm tốt chỉ ra top 3 nhóm ngành nghề được tìm kiếm nhiều nhất và đồng thời đáp ứng được các tiêu chí này, bao gồm: Bán hàng và chăm sóc khách hàng; Việc làm trực tuyến, gia công tại nhà; Tài xế và giao vận – vận tải – vận chuyển.

Ngoài ra, theo kết quả khảo sát, trong số những ngành nghề phổ thông phổ biến (như Công nhân, Bán hàng, Nhân viên nhà hàng – khách sạn và Tài xế giao vận,…), nhóm lao động Công nhân có xu hướng tìm việc thay đổi rõ rệt hơn hẳn.

Theo đó, có khoảng 61% số lao động từng làm Công nhân nay bắt đầu tìm việc ở những nhóm ngành khác, với mong muốn làm những công việc linh hoạt về thời gian. Do vậy, đa phần những công việc mà nhóm lao động này tìm kiếm là những công việc làm trực tuyến (online) hoặc gia công tại nhà, bán hàng, tài xế, giao vận.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Sự tăng trưởng của dòng vốn FDI và các chính sách thân thiện với nhà đầu tư dành cho khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật và bất động sản công nghiệp.
Chat với BizLIVE