Chứng khoán 3/8

Tiền ngoại bạo tay hơn trong phiên chiều, thanh khoản không còn bị hụt

Đây là phiên thứ 3 liên tiếp VN-Index đóng cửa ở mức cao nhất phiên. Dù tiền nội có lúc ngả sang chiều bán nhưng cuối phiên ván cờ vẫn có thể lật ngược. Công lớn thuộc về tiền ngoại.
Diễn biến giao dịch phiên 3/8
Diễn biến giao dịch phiên 3/8

Các dấu hiệu chốt lời làm cho VN-Index chịu thêm rung lắc trong phiên chiều nay với nhịp nhúng thứ 3 xuất hiện từ 13h30. Tuy nhiên, chỉ số chỉ bị nhuốm đỏ trong khoảng 30 phút là lại đảo chiều.

Động lực chính giúp cho chỉ số đảo chiều chính là khối ngoại. Nếu như cuối phiên sáng, họ chỉ mua ròng khoảng 160 tỷ đồng thì trong phiên chiều đã tăng tốc mua vào hàng loạt cổ phiếu lớn. Giá trị mua ròng cả phiên gấp hơn 4 lần giá trị mua ròng của phiên sáng nay, đạt 660 tỷ đồng.

Các mã HPG (+174 tỷ đồng), VCB (+112 tỷ đồng), SSI (+106,5 tỷ đồng), STB (+96 tỷ đồng) là những mã được khối ngoại "hào phóng" nhất và kết quả đều tích cực: HPG tăng 3,7%, VCB tăng 0,8%, SSI tăng 1,5% và STB tăng 2%.

Chỉ số VN30 đã xóa hết những thất thoát trong cả phiên từ trước 14h15 để chốt phiên trong sắc xanh. Trong khi đó, VN-Index cũng đóng cửa ở mức cao nhất phiên. Như vậy đây là phiên thứ 3 liên tiếp VN-Index chốt ở mức cao nhất.

Độ rộng của thị trường cũng được mở ra với sắc xanh đạt 50,75% so với 34,34% mã giảm và 14,91% mã đứng giá tham chiếu.

Dòng tiền nội có thể vẫn chưa hết dè dặt nhưng đã biết tranh thủ cơ hội để kéo giá các mã NKG (+6,98%), HNG (+6,93%), HSG (+6,83%), APG (+6,9%) tăng trần. Cùng với đó là DCM (+5,19%), IDI (+5,7%), REE (+3,31%), VCI (+3,04%), DPM (+3,98%), CTR (+4,15%), HDC (+3,1%) tăng trên 3%.

Các mã giảm giá hầu như đều chỉ có biên độ hẹp không còn sự lấn lướt của tâm lý chốt lời: DBC (-0,8%), VCG (-0,43%0, VIB (-1,5%), FCN (-0,92%)….

Sự hứng khởi từ tiền ngoại cũng bù lại hết trạng thái hụt thanh khoản của phiên sáng. Tổng giá trị giao dịch thậm chí còn vượt cả phiên hôm qua, đạt 17.567 tỷ đồng.

Trong khi đó HNX-Index và UPCoM-Index cũng đều được kéo lên cao nhất phiên, tăng 0,77% và 0,21%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.600 tỷ đồng.

****

Bộ 3 Bank - Chứng - Thép chưa hoàn toàn bung ra nhưng đã có những chuyển động đáng chú ý hơn với nhóm Ngân hàng và Thép. Đó là việc HPG (+0,9%) đảo chiều từ 11h kéo theo HSG (+5,2%), NKG (+3,6%), TLH (+2,3%) đồng loạt bật lên. Hiện HPG đạt giá trị gần 400 tỷ đồng còn HSG và NKG lần lượt là 193 tỷ đồng và 182 tỷ đồng.

Trong khi đó, nhóm Ngân hàng sau khi khởi động chậm chạp đã có EIB (+1,5%), STB (+1,4%), CTG (+1,4%), SHB (+1%) có dấu hiệu được làm ấm hơn.

VN-Index đã thoát được 2 nhịp rung lắc để chốt phiên sáng tại 1.244,31 điểm (+0,22%). Thanh khoản có sụt giảm nhưng chưa quá chênh lệch so với sáng hôm qua, đạt 9.288 tỷ đồng. Hiện khối ngoại cũng đang mua ròng khoảng 160 tỷ đồng.

HNX-Index vẫn đang tỏ ra nhỉnh hơn với mức tăng 0,35% lên 296,89 điểm. Giá trị giao dịch của sàn này đạt 52,83 triệu đơn vị, tương đương 1.056 tỷ đồng.

****

Bất chấp những vấn đề về chính trị khu vực, VN-Index đã có 2 phiên đóng cửa cao nhất phiên cùng với đó là 4 phiên liên tiếp thanh khoản vượt mức bình quân 20 phiên. Các phiên giao dịch cũng đã thể hiện rất nhiều màu sắc tích cực ở các nhóm ngành như Ngân hàng, Chứng khoán và Thép. Kể cả nhóm Vingroup cũng đã có sự hỗ trợ rất tích cực cho thị trường.

Tuy nhiên, theo thống kê thì HOSE đã có khoảng 83% mã nhận được tiền trong ngắn hạn và tiệm cận mức đỉnh của các đợt sóng gần đây. Trong khi đó, số mã có xu hướng tăng dài hạn thực tế vẫn chỉ ở mức dưới 20%.

Dòng tiền hoàn toàn có thể tranh thủ chốt lời mạnh hơn khi thị trường có thêm những chuyển động rướn thêm. Các nhịp rung lắc gần đây thực tế là đã cho thấy có một bộ phận nhà đầu tư lướt sóng, chốt lời giảm tỷ trọng danh mục.

Dòng tiền tham gia mới đã giúp thị trường tránh được các nhịp điều chỉnh, thay vào đó chỉ là những rung lắc nhẹ. Dù vậy, nếu như thanh khoản có dấu hiệu chững lại hoặc suy giảm thì hoạt động chốt lời hoàn toàn có thể được kích hoạt mạnh hơn.

Trong 1 tiếng giao dịch đầu tiên, HOSE đang bị sụt thanh khoản so với phiên hôm qua, xuống 3.827 tỷ đồng. Sắc đỏ đang nhỉnh hơn so với sắc xanh, đạt 48% mã giảm so với 37% mã tăng giá.

Tại nhóm VN30, hiện chỉ có 4 mã tăng giá trong khi có tới 23 mã giảm. Nếu chỉ có GAS (+2,3%) nỗ lực thì đây lại là một trách nhiệm quá nặng nề. Các mã có ảnh hưởng như VIC (-0,9%), VRE (-1%), VHM (-0,6%), SAB (-0,4%) đều đã ngả đỏ còn VCB (+0,1%) cũng gần như không có biến động đáng kể nào.

Bộ 3 Bank - Chứng- Thép đều đang bị phe chốt lời cầm chân và không có được nhiều nhân tố đột biến. Trong khi đó, nhóm Bất động sản phân hóa mạnh giữa TDC (+6,5%), PC1 (+3,4%), CSC (+3,6%), HDC (+2,7%) với DIG (-1,9%), LIG (-1,4%), DLG (-1,1%). Những mã tăng tốt trên thực tế không phải là những cổ phiếu có thanh khoản cao nên dòng tiền hoàn có thể "ra vào" một cách nhanh chóng thay vì tạo ra hiệu ứng lan tỏa.

Hiện các cổ phiếu HAG (+4,13%), HNG (+6,93%) mới đang là các cổ phiếu khả quan nhất HOSE với giá trị giao dịch cùng ở trên mức 100 tỷ đồng.

VN-Index đang giảm xuống 1.240 điểm. Còn với HNX, IDC (+3,4%), PVS (+1,2%), TVC (+5,9%), LAS (+2,3%), VCS (+2,5%) đang giúp cho chỉ số HNX-Index đi ngược lại HOSE, tăng lên 296 điểm.

Đọc tiếp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

Chat với BizLIVE