“Nhòm ngó” một loạt dự án bỏ hoang, Vinahud đặt mục tiêu 2022 lãi sau thuế tăng 1.389%

Các dự án doanh nghiệp này đang để mắt tới gồm: khu nhà ở Làng Hoa 40 ha và KĐT AIC 94 ha tại xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội; dự án xây dựng trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm với quy mô 4.102 m2.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud (mã chứng khoán: VHD) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2021.

Tại báo cáo vừa được công bố, doanh nghiệp này đặt mục tiêu năm 2022 doanh thu 1.195 tỷ đồng, tăng 334,36% so với năm 2021. Lãi sau thuế đạt 181 tỷ đồng, tăng 1.389% so với kết quả thực hiện trong năm 2021.

Để đạt được mục tiêu lợi nhuận trên, lãnh đạo Vinahud cho biết, với mối quan hệ sẵn có, năm 2022, Vinahud sẽ thúc đẩy và mở rộng doanh thu sang mảng bất động sản, hoạt động đầu tư mua bán M&A để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Cụ thể, đối với dự án khu đô thị sinh thái và vui chơi giải trí Viên Nam tại xã Quang Tiến, TP.Hòa Bình, Vinahud hiện đang là cổ đông sở hữu 35% cổ phần tại Công ty CP Đầu tư Bất động sản Viên Nam (chủ đầu tư dự án).

Dự án này có quy mô 65 ha với 231 lô biệt thự, 1 khách sạn 4 sao, hiện đã hoàn thành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, đang chuẩn bị các thủ tục để có thể triển khai thi công xây dựng trong quý 2. Vinahud cũng đang nghiên cứu đàm phán để nâng tỷ lệ sở hữu tại Viên Nam thông qua hình thức nhận chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông hiện hữu.

Đối với dự án khu du lịch tại phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam (Grand Mercure Hội An), hiện Vinahud đang là cổ đông sở hữu 49% cổ phần tại chủ đầu tư dự án là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Phú Hải.

Tại dự án này, Vinahud cũng có kế hoạch đàm phán để nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Xuân Phú Hải lên trên 51%, đồng thời hỗ trợ Xuân Phú Hải bán tối thiểu 70% tổng lượng hàng tại dự án này.

Một dự án khác ở Hòa Bình là khu du lịch nghỉ dưỡng ParaHills Hòa Bình tại xã Bình Thanh và xã Thung Nai, huyện Cao Phong do Công ty CP Beru Group làm chủ đầu tư, Vinahud đang lên kế hoạch sở hữu dự án thông qua việc nhận chuyển nhượng và sở hữu cổ phần tại Beru Group.

ParaHills Hòa Bình có quy mô 6,7 ha với 140 sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp, dự kiến triển khai kinh doanh vào cuối quý II năm nay.

Bên cạnh các dự án nói trên, Vinahud đang trong quá trình nghiên cứu ba dự án khác gồm: khu nhà ở Làng Hoa 40 ha và KĐT AIC 94 ha tại xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội; dự án xây dựng trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội với quy mô 4.102 m2.

“Kinh doanh bất động sản vẫn là lĩnh vực chủ yếu và thế mạnh của công ty. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư vào các dự án bất động sản cần thêm thời gian để hoàn thiện pháp lý, thiết kế và xây dựng, triển khai bán hàng. Do vậy, các hoạt động đầu tư dự án này sẽ mang lại nguồn doanh thu lớn trong tương lai”, lãnh đạo Vinahud nhấn mạnh.

Theo tìm hiểu, Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud được thành lập từ năm 2007 với vốn điều lệ 70 tỷ đồng. Năm 2021, công ty tăng vốn điều lệ lên 380 tỷ đồng.

Doanh nghiêp này tiền thân là Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng phát triển nhà Vinaconex, trực thuộc Tổng công ty cp Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), được thành lập năm 2000.

Năm 2007, Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinaconex (gọi tắt là Vinahud) được thành lập theo quyết định của Hội đồng quản trị Vinaconex trên nền tảng cơ sở của Ban quản lý dự án Đầu tư phát triển nhà và đô thị Vinaconex. Sau đó, được đổi tên thành Công ty cp Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud.

Đọc tiếp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%. Đầu tư công được xem là động lực thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản.

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Một đơn vị chuyên kinh doanh mảng thổ cư (Hội viên Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam) cho biết, quý I/2024 là giai đoạn ghi nhận lượng giao dịch nhà riêng lẻ trong ngõ ở Hà Nội cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Theo báo cáo, trong quý I vừa qua, nguồn cung sơ cấp căn hộ toàn thị trường TP.HCM và vùng phụ cận giảm 9.7% so với quý trước và ở mức tương đương với cùng kỳ quý I/2023 với các dự án tập trung phân bổ tại hai thị trường là TP.HCM và Bình Dương.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giao dịch bất động sản khởi sắc trở lại

Giao dịch bất động sản khởi sắc trở lại

Tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, nguồn cung nhà ở mới quý I/2024 đạt gần 2.300 sản phẩm, tổng nguồn cung sơ cấp đạt gần 15.100 sản phẩm. Tỷ lệ hấp thụ đạt 30-40%, tăng 320% so với quý I/2023.

Chat với BizLIVE