Nhiều mặt hàng tiêu dùng, giá cước vận tải đã giảm theo giá xăng

Giá xăng giảm không chỉ tác động cước vận tải giảm theo mà giá hàng hóa tại các chợ cũng chấm dứt việc neo giá cao.
Giá nhiều mặt hàng thực phẩm đã giảm. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Giá nhiều mặt hàng thực phẩm đã giảm. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Giá xăng dầu đã tiếp tục giảm thêm hơn 1.000 đồng/lít trong kỳ điều hành mới đây. Điều này giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí đầu vào, đặc biệt là ở lĩnh vực vận tải. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện giảm giá cước vận tải, cùng đó, nhiều mặt hàng tiêu dùng đã giảm nhẹ theo.

Tại kỳ điều hành ngày hôm qua 12/9 của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng E5RON92 tiếp tục giảm 1.128 đồng/lít, hiện bán ở mức 22.231 đồng/lít. Giá xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.015 đồng/lít và giá sau điều chỉnh là 23.215 đồng/lít.

Các mặt hàng dầu cũng được điều chỉnh giảm. Cụ thể, dầu diesel 0.05S giảm 1.308 đồng/lít, về mức giá 23.880 đồng/lít. Dầu hỏa giảm 1.127 đồng/lít, về mức giá là 24.318 đồng/lít. Dầu mazut 180CST 3.5S giảm 1.038 đồng/kg, về mức 15.039 đồng/kg.

Như vậy, so với mức giá đỉnh điểm hơn 32.000 đồng/lít hồi giữa năm, giá xăng đã giảm khoảng 30%. Mức giảm mạnh này đã tác động đến các lĩnh vực vận tải như xe taxi, xe khách và tàu hỏa giảm giá cước, với mức giảm từ 5 - 12%.

Theo kê khai giá cước của Công ty CP Tập đoàn Mai Linh tại Hà Nội, các dòng xe 5 chỗ, chiều Hà Nội - Nội Bài áp dụng mức cước 250.000 đồng/lượt, giảm khoảng 11%; từ km thứ 30 trở lên áp dụng mức giá 15.000 đồng/km, giảm khoảng 3%. Tương tự, Công ty Taxi CP Hà Nội cũng đã giảm cước từ 4 - 6%.

Chia sẻ với phóng viên, bà Vũ Tuyết Hạnh, đại diện Công ty Vận tải Cường Thắng cho hay, từ tháng trước, với diễn biến giá xăng giảm, công ty đã mức cước vận tải hàng hóa tuyến Bắc - Nam khoảng 9 - 10% so với mức giá cũ. Giá xăng giảm mạnh và được điều hành ổn định giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để giảm giá cước.

"Ngay khi giảm giá cước, lượng đơn hàng gửi đã tăng lên rõ rệt. Chúng tôi gần như đã quay lại nhịp tăng trưởng của thời điểm trước dịch bệnh", bà Vũ Tuyết Hạnh cho biết.

Nhiên liệu chiếm tới 40% trong cấu thành giá cước vận tải, nên rõ ràng, khi giá xăng giảm mạnh, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để giảm giá cước. Theo ông Bùi Danh Liên, đại diện Hiệp hội vận tải Hà Nội, doanh nghiệp đã bớt khó khăn hơn và thực hiện giảm cước, đồng thời cũng giúp giảm áp lực lên nhiều lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả dài hơn, các cơ quan quản lý cần điều hành để bình ổn giá xăng dầu, từ đó doanh nghiệp yên tâm trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, khách hàng cũng được đảm bảo quyền lợi.

"Mỗi lần điều chỉnh giá cước, doanh nghiệp cũng không dễ dàng gì. Họ phải qua nhiều bước trong quản lý giá, như kê khai giá, niêm yết giá cước, thay đổi đồng hồ tính cước (với taxi), in giá vé mới..., tốn nhiều thời gian và chi phí. Do vậy, doanh nghiệp luôn mong muốn có mức giá xăng ổn định để kinh doanh", ông Bùi Danh Liên nói.

Ông Nguyễn Văn Kết, Giám đốc doanh nghiệp Cơ khí SKD Việt Nam cho hay, giá xăng giảm khiến cho chi phí vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, chuyển hàng của doanh nghiệp giảm đáng kể, khoảng 10% tiền vận chuyển. Khoản chi phí này sẽ được dùng để cải thiện thêm điều kiện làm việc cho người lao động, tăng cường thêm hoạt động an sinh cho công nhân...

Giá xăng giảm không chỉ tác động cước vận tải giảm theo mà giá hàng hóa tại các chợ cũng chấm dứt việc neo giá cao.

Khảo sát tại chợ Mơ, chợ 8-3 Hà Nội ngày 13/9 cho thấy, giá nhiều mặt hàng thịt, cá đã có mức giảm nhẹ. Cụ thể, thịt bò từ 230.000 - 240.000 đồng/kg (tùy loại), giảm khoảng 20.000 đồng/kg, thịt gà làm sẵn 140.000 đồng/kg, giảm 20.000/kg so với tháng trước; thịt lợn 100.000 đồng/kg, giảm từ 10.000 - 20.000 đồng/kg; sườn non từ 130.000 - 140.000 đồng/kg; thịt gầu bò 250.000 đồng/kg, thịt bò phi lê 320.000 đồng/kg, tôm từ 250.000 - 400.000 đồng/kg, giảm từ 20.000 - 40.000 đồng/kg...

Chị Ngô Thị Oanh, tiểu thương tại chợ Mơ cho biết, các mặt hàng thịt, cá đều đã giảm so với tháng trước từ 5 - 7%, dù hiện nay vẫn còn ở mức khá cao so với đầu năm.

Với rau củ, mức giảm giá có chậm hơn, nhiều loại rau vẫn neo ở mức cao. Giá hành lá 50.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg nhưng vẫn ở mức tăng gần gấp đôi so với khoảng 2 - 3 tháng trước; cà chua từ 20.000 - 22.000 đồng/kg, giảm từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với tháng trước..; bắp cải từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng; khoai tây từ 20.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng...

Bà Nguyễn Thu Cúc, chủ đầu mối rau xanh tại chợ đầu mối cho hay, giá rau đã có giảm nhưng chưa nhiều, bởi hiện giá các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vẫn cao. Giá xăng, cước vận tải có tác động tới giá bán, nhưng chỉ ở mức rất nhỏ, chủ yếu do yếu tố nguồn cung và nhu cầu thị trường.

"Người mua và các mối hàng cũng hỏi về việc sao giá rau củ không giảm mạnh theo giá xăng. Nhưng vấn đề này không phải do các đầu mối tại chợ quyết định được. Bởi hiện nay chỉ có giá xăng giảm, phí vận chuyển giảm, nhưng còn nhiều chi phí sản xuất, nuôi trồng của nhà vườn đều tăng", bà Nguyễn Thu Cúc chia sẻ.

Với mức giá xăng giảm mạnh, cước vận tải và giá nhiều mặt hàng đã hạ nhiệt theo. Với việc xăng giảm tới 30%, người tiêu dùng kỳ vọng giá các mặt hàng sẽ giảm mạnh hơn nữa. Song giá cả hàng hóa, sản phẩm thiết yếu vận hành theo cơ chế thị trường nên sẽ rất khó để có các động thái can thiệp từ phía cơ quan chức năng.

Theo chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú, các cơ quan, ban ngành cần tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý, điều hành giá, đặc biệt là tăng cường nguồn cung hàng hóa, bình ổn thị trường, kiểm soát chặt hơn các trường hợp tăng giá bất hợp lý. Những tháng cuối năm tới đây, việc kiểm tra, kiểm soát và bình ổn thị trường càng cần thiết làm mạnh hơn.

Theo TTXVN

Đọc tiếp

10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 516.868 tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hạt điều có khả năng vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt 215.112 tấn, chiếm tỷ lệ 41,61%. Do chiếm tỷ lệ lớn nên sự tăng, giảm xuất khẩu của một trong 2 thị trường đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành điều.

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 7,42 tỷ USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 tăng 3,4% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm đến 21%. Theo Tổng thư ký Vasep, thị trường có nhiều khó khăn nên xuất khẩu thủy sản năm nay có thể chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Trung Quốc giảm mua kéo giá tiêu trong nước sụt giảm

Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu trong nước đạt gần 80.000 đồng/kg, nay động lực từ thị trường này đã giảm cộng với việc EU quyết định không nhập khẩu các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng đã tác động tiêu cực lên giá tiêu.
Thu hoạch lúa Hè Thu bị chậm tiến độ do ảnh hưởng mưa

Các nước tăng mua đẩy giá gạo xuất khẩu tăng thêm 20 USD/tấn

Indonesia sẽ mua 2 triệu tấn gạo trong năm nay, từ nay đến cuối năm Philippines mua thêm ít nhất 1,5 triệu tấn gạo, châu Phi và Trung Quốc cũng đang có nhu cầu lớn. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm sẽ rất sôi động và “cuộc chơi” sẽ thuộc về doanh nghiệp có chân hàng lớn.
Gạo tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu ngành nông nghiệp

Xuất khẩu gạo có thể mang về 4 tỷ USD năm 2023

6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 4,2 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 22,2% về lượng và tăng 34,7% trị giá. Nhu cầu thị trường đang tốt, dự báo cả năm xuất khẩu gạo có thể đạt trên, dưới 8 triệu tấn, mang về 4 tỷ USD.
Chat với BizLIVE