Nhiều dự đoán ảm đạm cho mùa mua sắm cuối năm

Các nhà bán lẻ có thể chứng kiến lần sụt giảm doanh thu đầu tiên trong mùa mua sắm này do khủng hoảng kinh tế thế giới, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
Các nhà bán lẻ đều lạc quan về tuần mua sắm sắp tới. Ảnh: NYT.
Các nhà bán lẻ đều lạc quan về tuần mua sắm sắp tới. Ảnh: NYT.

Black Friday, ngày bắt đầu của mùa mua sắm cao điểm, rơi vào thời điểm lạm phát tại Mỹ cao nhất kể từ đầu những năm 80. Dù vậy, hầu hết nhà bán lẻ đều lạc quan về tuần mua sắm sắp tới.

Các nhận định không đồng nhất

Theo dữ liệu từ S&P International Market Intelligence, các nhà bán lẻ dự đoán doanh thu trong tuần mua sắm có thể tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng sau khi tính toán tình hình kinh tế do lạm phát, doanh thu có thể giảm 1,2% trong thực tế.

Michael Zdinak, Trưởng phòng thị trường S&P tại Mỹ cho biết: “Nhu cầu mua sắm của người dân đã duy trì tốt mặc dù chi phí đã tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa lạm phát cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể khiến các kế hoạch mua sắm trở nên khó dự báo”.

Stephanie Cegielski, Phó giám đốc phân tích tại ICSC, nhận định lạm phát sẽ khiến người tiêu dùng săn lùng các khoản khuyến mại nhiều hơn mức bình thường, nhưng họ vẫn phải chi tiêu.

Theo dự đoán, người dân sẽ sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn, do đã cạn kiệt các khoản tiết kiệm. Các nhà kinh tế của Fed báo cáo rằng tiền thẻ tín dụng của các ngân hàng đã tăng 15% trong quý 3, mức tăng mạnh nhất so với cùng kỳ trong hơn 20 năm.

Người dân sẽ sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn. Ảnh: Business Insider.

Betsy Graseck, Giám đốc điều hành của Morgan Stanley, cho biết việc sử dụng thẻ tín dụng đã tăng rất mạnh. Các khoản nợ quá hạn cũng tăng nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Dù tình hình có vẻ không khả quan, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới là Walmart vẫn nâng cao triển vọng tăng trưởng.

Mark Cohen, giáo sư Đại học Columbia và cựu Giám đốc điều hành của Sears Canada cho biết: “Số liệu thống kê bất thường của năm 2021 đã khiến các phương pháp dự đoán nhu cầu mua sắm của người dân tan thành mây khói".

Fed quan sát hành vi tiêu dùng

Doanh số toàn ngành bán lẻ tháng trước đã tăng cao hơn dự đoán 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Mary Daly, Chủ tịch tại San Francisco của Fed, cho biết: “Khách hàng đang thay đổi cách phân bổ chi tiêu của mình. Trên thực tế, họ đang phải đối phó với lạm phát cao, nhưng họ cũng sẵn sàng cho một nền kinh tế chậm hơn”.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang xem xét kỹ lưỡng chi tiêu của khách hàng trong mùa mua sắm này, khi họ vẫn đang tìm cách làm giảm nhu cầu tiêu dùng bằng cách tăng lãi suất, từ đó kiềm chế lạm phát.

Lael Brainard, Phó chủ tịch của Fed, hy vọng rằng việc giảm tỷ suất lợi nhuận bán lẻ có thể giúp giảm bớt áp lực lạm phát đối với một số mặt hàng tiêu dùng. Lael Brainard nói rằng khi hàng tồn kho ngày càng tăng sẽ gây áp lực để đảo chiều mức tăng giá mà nhiều nhà bán lẻ đang áp lên thị trường hiện nay.

Nhiều dự đoán ảm đạm cho mùa mua sắm cuối năm ảnh 2

Fed mong muốn người dân giảm chi tiêu nhằm chặn đà tăng giá. Ảnh: Shutterstock.

James Bullard, Chủ tịch chi nhánh St Louis của Fed, cũng đưa ra nhận định tương tự rằng các công ty sẽ phải đối mặt với một kịch bản rất nguy hiểm nếu họ không đưa ra các mức giá hợp lý.

“Nếu các công ty tăng giá quá cao thì họ sẽ mất thị phần và sự mất mát đó có thể là vĩnh viễn. Tồi tệ hơn, doanh nghiệp có thể sẽ phải đóng cửa”, James Bullard cho hay.

Do các điều chỉnh chính sách có độ trễ nhất định, các quan chức của ngân hàng trung ương dự đoán triển vọng chi tiêu của khách hàng sẽ kém khả quan hơn nhiều trong 12 tháng tới, khi nhiều nhà kinh tế dự đoán Mỹ sẽ suy thoái.

Dù vậy, James Bullard, Chủ tịch chi nhánh St Louis của Fed vẫn lạc quan rằng độ trễ có thể sẽ có tác dụng trong mùa Giáng sinh này, và người dân vẫn có thể mua sắm nhiều hơn.

Theo Zing News

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE