Nhật, Hà Lan hợp tác với Mỹ trong hạn chế Trung Quốc phát triển công nghệ chip

Mỹ, Hà Lan và Nhật dự kiến sẽ sớm kết thúc các cuộc đối thoại để đưa ra nhiều biện pháp hạn chế mới về việc những loại linh kiện nào sẽ có thể được cung cấp cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhật và Hà Lan nhiều khả năng sẽ tiếp bước Mỹ trong việc hạn chế Trung Quốc tiếp cận với máy móc bán dẫn công nghệ cao, như vậy Nhật, Hà Lan và Mỹ đã hình thành mối liên minh nhằm giảm đi tham vọng của Bắc Kinh trong việc xây dựng ngành công nghiệp chip của riêng nước này, theo những nguồn tin từ vụ việc được Wall Street Journal trích đăng.

Mỹ, Hà Lan và Nhật dự kiến sẽ kết thúc các cuộc đối thoại ngay trong ngày thứ Sáu để đưa ra nhiều biện pháp hạn chế mới về việc những loại linh kiện nào sẽ có thể được cung cấp cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Các cuộc đối thoại vẫn đang diễn ra vào cuối ngày thứ Năm tại Washington. Hiện tại không có kế hoạch nào công khai về những biện pháp hạn chế sẽ được áp dụng.

Hà Lan sẽ tăng cường các biện pháp hạn chế áp với tập đoàn ASML Holding NV, như vậy tập đoàn này sẽ không được bán ít nhất thiết bị tia cực tím vốn rất quan trọng với việc sản xuất một số loại chip cao cấp và nếu không có thiết bị này, sẽ không thể lập ra được dây chuyền sản xuất. Nhật cũng sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế tương tự với tập đoàn Nikon.

Nữ phát ngôn viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã từ chối bình luận.

Nỗ lực chung của các bên hợp tác cùng với chính quyền Biden nhắm đến việc hạn chế khả năng của Trung Quốc trong việc sản xuất riêng các sản phẩm bán dẫn hoặc mua chip từ nước ngoài để ngăn sự hỗ trợ cho quân đội cũng như trí tuệ nhân tạo. Nhóm ba nước này tập trung những doanh nghiệp sản xuất thiết bị quan trọng nhất phục vụ cho việc sản xuất ra chip bao gồm ASML, Tokyo Electron và Applied Materials.

Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị của Mỹ hiện đang phàn nàn rằng hành động đơn phương của chính quyền Biden đã cho phép các đối thủ nước ngoài vẫn tiếp tục hoạt động tại một trong những thị trường lớn nhất cho sản phẩm của họ, đồng thời nó gây tổn hại đến mục tiêu hạn chế sự phát triển của công nghệ Trung Quốc.

Cổ phiếu của Tokyo Electron, doanh nghiệp bán thiết bị sản xuất chip cho Trung Quốc, đảo chiều và giảm ước tính khoảng 1% sau thông tin trên.

Cổ phiếu các hãng sản xuất chip của Trung Quốc đồng thời giảm điểm. Cổ phiếu Semiconductor Manufacturing International Corp tại Thượng Hải giảm đến khoảng 2,1% còn cổ phiếu doanh nghiệp Hua Hong Semiconductor giảm 1,5%.

Phía Trung Quốc đã có những phản ứng với nỗ lực của Mỹ. Bắc Kinh đã nộp hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 12/2022 nhằm đảo chiều phán quyết hạn chế xuất khẩu từ phía Mỹ.

Ngay cả giám đốc điều hành của ASML cũng đã cảnh báo rằng chiến dịch của Mỹ sẽ có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường. Ngày 25/1/2022, CEO của ASML – ông Peter Wennink nói rằng biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ chống lại Trung Quốc cuối cùng có thể khiến cho Bắc Kinh phát triển công nghệ sản xuất chip của riêng họ.

“Nếu họ không thể mua được những máy móc kiểu này, họ sẽ phát triển máy của riêng họ. Mọi chuyện sẽ mất thời gian, nhưng cuối cùng họ sẽ làm được việc đó”, ông Wennink nói trong tuyên bố của mình.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE