Nhân viên Samsung ăn cắp bí mật kinh doanh để bán cho đối thủ?

Cơ quan tình báo Hàn Quốc mở cuộc điều tra liên quan đến việc 1 nhân viên Samsung Electronics cố gắng ăn cắp công nghệ của công ty.
Nhân viên Samsung bị cáo buộc ăn cắp bí mật công nghệ để bán cho đối thủ
Nhân viên Samsung bị cáo buộc ăn cắp bí mật công nghệ để bán cho đối thủ

Theo Business Korea, mới đây, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc vừa phát hiện 1 nhân viên cố gắng ăn cắp các tài liệu bí mật liên quan đến công nghệ đúc chip. Nhân viên này từng làm việc tại phòng kinh doanh đúc chip của DS Division. Trong quá trình làm việc tại nhà, người này bị nghi ngờ truy cập và quay lại thông tin bí mật của công ty, bao gồm tài liệu điện tử liên quan đến bán dẫn.

Samsung Electronics phát hiện ra nhân viên này truy cập vào dữ liệu bí mật thông qua hệ thống quản lý tài liệu điện tử (EDM) và báo cáo việc này đến Cơ quan tình báo quốc gia vào ngày 22/3.

Cơ quan chức năng Hàn Quốc đang tiến hành điều tra nhằm tìm hiểu chi tiết vụ việc.

Ngay sau khi phát hiện sự việc, Samsung thẩm vấn nhân viên này. Hiện chưa rõ anh này có tung những thông tin truy cập được ra bên ngoài hay không.

Năm 2018, các nhà chức trách Hàn Quốc từng bắt giữ và cáo buộc 9 nhân viên Samsung và 2 công ty tham gia mua - bán trái phép công nghệ sản xuất màn hình cong cho 1 đối thủ của Trung Quốc.

9 nhân viên Samsung từng bị bắt vì ăn cắp công nghệ sản xuất màn hình
9 nhân viên Samsung từng bị bắt vì ăn cắp công nghệ sản xuất màn hình

Samsung Electronics đang phải vật lộn với các vấn đề về năng suất đúc chip, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược đặt cược lớn vào chip hệ thống và mảng kinh doanh xưởng đúc của tập đoàn.

Vấn đề này hiển hiện trước mắt trong khoảng thời gian dài, diễn ra khi chip Exynos 2200 mới nhất được trình làng. Exynos là những con chip hệ thống “cây nhà lá vườn” do Samsung tự phát triển nhằm cạnh canh với dòng chipset Snapdragon của Qualcomm hay dòng A của Apple.

“Samsung Electronics gặp khó khăn trong việc tăng khả năng sản xuất chip tiến trình 4nm, bằng chứng là sự chậm trễ với Exynos 2200”, chuyên gia bán dẫn Jeong In-seong khẳng định. “Samsung Electronics phải cắt giảm số lượng quốc gia bán lẻ các mẫu Galaxy S22 chạy Exynos vì vấn đề sản lượng. Công ty chỉ vận chuyển lượng nhỏ đến châu Âu”.

Tại các thị trường smartphone lớn của công ty gồm Mỹ, Hàn Quốc và Ấn Độ, model Galaxy S22 đều được trang bị bộ xử lý Snapdragon thay vì chip Exynos do Samsung tự phát triển.

Theo nguồn tin từ Korea JoongAng Daily, tỷ lệ sản xuất thành công chip từ các tấm wafer silicon của Samsung đang rất thấp, chỉ khoảng 20-30% với tiến trình 4nm. Tập đoàn Hàn Quốc không lên tiếng xác nhận sản lượng chip thực tế trên tổng số wafer silicon.

Năm 2019, TSMC báo cáo tỷ lệ này của công ty lên tới khoảng 80% với tiến trình 5nm.

Nguồn tin cho biết Samsung Electronics gần đây bắt đầu thực hiện cuộc điều tra nội bộ với bộ phận xưởng đúc chip, nhằm đánh giá hoạt động của đơn vị kém hiệu quả. Đại diện của Samsung Electronics cho biết, trường hợp này chỉ là “sự kiện thường xuyên nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh”. Tuy vậy, truyền thông Hàn Quốc khẳng định đây là 1 bê bối về quy trình sản xuất của hãng.

Trong cuộc họp diễn ra hồi tháng 1 năm nay, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường đúc chip tại Samsung Electronics Kang Moon-soo thừa nhận những khó khăn trong việc sản xuất chip trên kỹ thuật mới. Vị này cho biết: “Chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc đạt được tỷ lệ năng suất ổn định trong giai đoạn đầu khi áp dụng tiến trình bán dẫn mới”.

Để tăng hiệu năng của chip, nhà sản xuất phải tích hợp nhiều transistor vào các IC, vốn có kích thước nhỏ. Đồng thời, phải cố gắng quản lý nguy cơ quá nhiệt có thể xảy ra bởi mật độ transistor càng cao, nguy cơ quá nhiệt càng lớn.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE