Nhà giàu Trung Quốc mất gần 770 tỷ USD trong năm nay

239 người Trung Quốc đã không còn là tỷ phú trong năm nay. Tổng tài sản của những người giàu nhất nước này cũng lao dốc mạnh.
Tổng tài sản của những cá nhân trong danh sách người giàu Trung Quốc đã bốc hơi gần 770 tỷ USD. Ảnh: Reuters.
Tổng tài sản của những cá nhân trong danh sách người giàu Trung Quốc đã bốc hơi gần 770 tỷ USD. Ảnh: Reuters.

Nikkei Asia đưa tin theo danh sách người giàu Trung Quốc được công bố hôm 15/11, tài sản của những người giàu nhất Trung Quốc đã giảm mạnh nhất trong vòng 2 thập kỷ qua.

Theo Hurun China Rich List 2022, bà Yang Huiyan - nữ doanh nhân đứng sau tập đoàn địa ốc lớn nhất Trung Quốc Country Garden Holdings - đã chứng kiến giá trị tài sản ròng bay hơi 15,7 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay. Tài sản của tỷ phú Pony Ma tại đế chế công nghệ Tencent lao dốc 14,6 tỷ USD.

Forrest Li - ông chủ tập đoàn thương mại điện tử Sea (có trụ sở ở Singapore) - mất 13,7 tỷ USD trong năm nay, và là tỷ phú có tài sản giảm nhiều thứ 3 trong danh sách.

Nhà giàu Trung Quốc mất gần 770 tỷ USD trong năm nay ảnh 1

Các tỷ phú Trung Quốc Pony Ma, Yang Huiyan và Zhong Shanshan từ trái sang. Ảnh: AP.

Tổng tài sản bay hơi gần 770 tỷ USD

Theo báo cáo, tổng tài sản của 1.305 người có giá trị tài sản ròng cao hơn 5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 710 triệu USD) đã giảm gần 770 tỷ USD, tức 18%, so với một năm trước đó xuống còn 3.500 tỷ USD.

Số lượng người siêu giàu Trung Quốc - những người nắm giữ khối tài sản trên 10 tỷ USD - đã giảm từ 85 người xuống 56 người.

Kể từ đầu năm đến nay, 239 người Trung Quốc đã không còn là tỷ phú. Số lượng tỷ phú tại đất nước 1,4 tỷ dân chỉ còn 946 người.

Năm nay, tài sản của các cá nhân nằm trong danh sách người giàu Trung Quốc đã giảm mạnh nhất trong vòng 24 năm

Ông Rupert Hoogewerf - trưởng nhóm nghiên cứu của báo cáo

Những người giàu lên nhờ bất động sản chiếm 10% danh sách, giảm từ 20% cách đây một thập kỷ. Nikkei Asia nhận định điều đó phơi bày sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản.

Tài sản của giới nhà giàu Trung Quốc bốc hơi vì những căng thẳng địa chính trị, sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, các thị trường chứng khoán Hong Kong và Trung Quốc đại lục lao dốc, ảnh hưởng của chính sách Zero-Covid đối với nền kinh tế.

"Năm nay, tài sản của các cá nhân nằm trong danh sách người giàu Trung Quốc đã giảm mạnh nhất trong vòng 24 năm"

Ông Rupert Hoogewerf - trưởng nhóm nghiên cứu của báo cáo - cho biết.

Số lượng cá nhân nằm trong danh sách giảm 10%, còn tổng giá trị tài sản lao dốc 20%. Ông Hoogewerf cho biết dẫn dắt xu hướng giảm là các doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản và chăm sóc sức khỏe.

"Một phần nguyên nhân là tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại do xung đột Nga - Ukraine và các cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh", ông nói thêm.

"Tỷ phú nước đóng chai" giàu nhất Trung Quốc

Đứng đầu danh sách người giàu Trung Quốc năm nay là Zhong Shanshan - tỷ phú sáng lập công ty nước đóng chai và đồ uống Nongfu Spring. Đi ngược xu hướng chung, tài sản của ông đã tăng vọt 17% trong năm nay lên 65 tỷ USD.

Đứng thứ 2 là ông Zhang Yiming - tỷ phú sáng lập ByteDance, công ty mẹ của TikTok - với khối tài sản 35 tỷ USD. Tuy nhiên, tài sản của ông vẫn bị ảnh hưởng khi cổ phiếu công ty sụt giảm.

Tài sản của ông Robin Zeng - tỷ phú sáng lập hãng sản xuất pin Contemporary Amperex Technology - cũng giảm khoảng 28% trong năm nay xuống 32,9 tỷ USD.

Nhóm 10 người giàu nhất Trung Quốc bao gồm ông Jack Ma - tỷ phú sáng lập đế chế thương mại điện tử Alibaba và ông Colin Huang của Pinduoduo. Cuộc trấn áp của Bắc Kinh đối với lĩnh vực thương mại điện tử khiến tài sản của ông Ma và ông Huang giảm lần lượt 29% và 26% trong năm nay.

Giới phân tích nhận định "thịnh vượng chung" là mục đích đằng sau cuộc trấn áp của chính quyền Bắc Kinh đối với các công ty công nghệ tư nhân của đất nước vào năm ngoái. Hàng loạt tập đoàn lớn từ lĩnh vực fintech (công nghệ tài chính), giao đồ ăn, gọi xe đến giáo dục đều bị nhắm đến.

Trong một cuộc họp hồi giữa tháng 8/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc mang đến "của cải vừa phải" cho tất cả người dân, hay còn gọi là "thịnh vượng chung".

Theo Zing News

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE