Nhà đầu tư ngày một chuộng đồng USD khi căng thẳng toàn cầu leo thang

Chiến lược gia tại ngân hàng quốc gia Australia, ông Rodrigo Catril, nhận định: “Đồng USD là vua, nó giúp mang đến thanh khoản và vị thế của đồng tiền an toàn. Khi có vấn đề xảy ra, bạn cần phải tìm kiếm yếu tố hỗ trợ”.
Nhà đầu tư ngày một chuộng đồng USD khi căng thẳng toàn cầu leo thang

Đồng USD đang tăng giá so với phần lớn các loại tiền tệ khi mà tác động từ xung đột kéo dài tại Ukraina khiến cho nhu cầu đối với đồng tiền dự trữ của thế giới ngày một tăng cao, giá trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng.

Đồng krone của Nauy và đồng krona giảm giá hơn 2% và như vậy sụt giảm về giá trị mạnh nhất trong nhóm đồng tiền của 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tâm lý ngại rủi ro khiến cho chỉ số S&P 500 tương lai giảm gần 3%, nhà đầu tư chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng lây lan trên thị trường mới nổi bằng cách bán tất cả các đồng tiền của nhóm nước phát triển.

Chiến lược gia tại ngân hàng quốc gia Australia, ông Rodrigo Catril, nhận định: “Đồng USD là vua, nó giúp mang đến thanh khoản và vị thế của đồng tiền an toàn. Khi có vấn đề xảy ra, bạn cần phải tìm kiếm yếu tố hỗ trợ”.

Chỉ số đồng USD tăng khoảng 0,6% trong phiên ngày thứ Hai, trong tuần trước chỉ số tăng 0,4% khi mà các nước phương Tây tăng cường các biện pháp trừng phạt với Nga liên quan đến việc Nga tấn công vào Ukraina. Nhà đầu tư đang tìm kiếm công cụ an toàn khi mà biến động thị trường tăng cao do xung đột gây ra thêm áp lực lạm phát lên toàn cầu.

Giá trái phiếu toàn cầu tăng, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ giảm 5 điểm cơ bản xuống còn 1,91% còn lợi suất trái phiếu chính phủ Australia thời hạn 10 năm giảm 10 điểm cơ bản, chỉ số chứng khoán Mỹ tương lai giảm, chỉ số Nasdaq 100 giảm ước tính khoảng 3,5%.

Trưởng bộ phận chiến lược tại quỹ Clearbridge Investments, ông Jeff Schulze, nói: “Châu Âu đang chịu tác động nặng nề từ việc Nga tấn công Ukraina, chi phí năng lượng cao gây tổn hại đến người tiêu dùng và mức độ trừng phạt gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế châu Âu, và tăng trưởng kinh tế Mỹ”.

Dấu hiệu tình hình tài chính căng thẳng đang trở nên rõ ràng trên thị trường tiền tệ vào đầu ngày thứ Hai khi mà chênh lệch lợi suất đồng euro/USD ngắn hạn nới rộng. Chênh lệch giữa lãi suất Libor và lãi suất của Fed chênh lệch nới rộng đối với các hợp đồng một tháng, mức độ cao nhất tính từ tháng 3/2020.

Nhà đầu tư đang chú ý đến quyết định của các nước phương Tây trong việc loại bỏ một số ngân hàng của Nga khỏi nền tảng hệ thống giao dịch tiền tệ quốc tế với giá trị giao dịch hàng nghìn tỷ USD trên khắp toàn cầu.

Quy định cấm này có thể tạo ra nhiều khoản thanh toán chậm trong hệ thống ngân hàng quốc tế, các giới chức quản lý tiền tệ vì vậy chật vật trong việc khởi động lại hoạt động thường ngày để bơm thêm USD vào thị trường, theo chiến lược gia tại Credit Suisse Group AG – ông Zoltan Pozsar.

Nga hiện có tổng các khoản ngoại tệ ở nước ngoài ước tính khoảng 300 tỷ USD, đủ để gây gián đoạn thị trường tiền tệ nếu Nga chịu tác động bởi các biện pháp trừng phạt hoặc hành động bất thường để tránh điều đó.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE