“Nhà đầu tư nên dự phòng tiền mặt trong danh mục, không nên tất tay cổ phiếu trong những tháng cuối năm”

Theo ông Phan Dũng Khánh, giai đoạn cuối năm nhà đầu tư có thiên hướng phòng thủ nhiều hơn, nên để một tỷ trọng tiền mặt lớn trong danh mục. Một số ngành cũng đang có dấu hiệu tiềm năng nhưng nhà đầu tư không nên tất tay, thứ hai là không sử dụng đòn bẩy.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Maybank Investment Bank
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Maybank Investment Bank

Trong bối cảnh lạm phát cũng như lãi suất có xu hướng gia tăng, việc đầu tư chứng khoán đang trở nên không còn quá thuận lợi như những năm trước. Tại Talkshow Phố Tài chính trên VTV8, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Maybank Investment Bank đã có những chia sẻ về quan điểm đầu tư giai đoạn cuối năm 2022.

BTV Mùi Khánh Ly: Ông đánh giá thế nào độ về độ “ngấm” của các chính sách thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu đến nền kinh tế trong nước hiện nay?

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Maybank Investment Bank: Ngoài việc lo lắng về vấn đề về lạm phát thì hiện nay giới đầu tư bắt đầu lo lắng đến việc nền kinh tế toàn cầu có khả năng bị suy thoái. Ví dụ, kinh tế Mỹ là đã tăng hai quý liên tiếp, như vậy về mặt kỹ thuật, Mỹ đã rơi vào suy thoái. Nỗi lo về suy thoái cũng là một trong những điều đã góp phần kéo giảm được lạm phát ở một số khu vực xuống, giúp một số nguồn hàng hóa như giá dầu đều giảm dưới mức 100 USD. Điều này cũng góp phần hỗ trợ cho lạm phát sẽ ít nhất là được kiềm chế lại một phần nào từ đây cho đến cuối năm.

Còn về mức độ thấm vào nền kinh tế của Việt Nam, theo như tôi quan sát một số năm gần đây, thị trường tài chính của chúng ta có xu hướng phản ứng hơi trễ so với thế giới, ví dụ như giai đoạn Covid, kinh tế Mỹ, kinh tế châu Âu bắt đầu tăng mạnh trở lại thì lúc đó tốc độ tăng trưởng của chúng ta vẫn còn tương đối chậm, khi mà lạm phát bắt đầu tăng cao thì khi đó tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mới bắt đầu hồi phục.

Vì vậy, cũng có một nỗi lo là liệu sắp tới kinh tế của chúng ta cũng sẽ bắt đầu đi giống như kinh tế của thế giới không? Mặc dù mức độ “thấm” của sức ép từ các yếu tố bên ngoài vào kinh tế của Việt Nam chưa quá mạnh giống như thế giới, nhưng tôi cũng có niềm tin là sự kiểm soát cũng như chính sách hiện nay đang tạo ra hiệu quả khá tích cực. Tôi kỳ vọng rằng từ đây đến cuối năm, mức độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta vẫn được duy trì ở mức này.

Hơn nữa, tỷ giá của Việt Nam khá ổn định so với đồng USD, chỉ giảm giá rất nhẹ so với USD và tăng khá mạnh so với những đồng tiền khác như Euro, đồng bảng Anh, điều đó cũng sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế khá nhiều.

Với các doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng trực tiếp như thế nào? Khi mà những nhóm ngành mà trước đây vẫn có sự tăng trưởng tốt kể cả thời điểm dịch thì nay cũng đã có sự chững lại như dệt may, thủy hải sản hay vận tải?

Tình hình hiện có phần khó hơn so với trước, đặc biệt các đơn hàng cũng có sự ảnh hưởng. Tuy nhiên, nên tận dụng những ưu thế mà có thể cải thiện, ví dụ giá cước vận tải đường biển trên thế giới đã giảm khoảng 60%. Theo dự báo vận tải đường biển thì giá vẫn có thể tiếp tục suy giảm đến năm 2023, trước khi tăng nhẹ vào năm 2024. Điều này các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tận dụng.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lưu ý với phần tỷ giá. Ví dụ hàng Việt Nam có thể ưu tiên xuất khẩu vào những khu vực, những nền kinh tế có đồng tiền mạnh hơn, nhưng lại nhập khẩu từ những khu vực mà đồng Việt Nam mạnh hơn.

Một vấn đề nữa là lãi suất trong nước tuy chưa tăng mạnh như các nước nhưng cũng đang có xu hướng nhích dần lên, theo ông, các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong xu hướng chung này?

Lãi suất tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, chỉ là mức độ ít hay nhiều. Lãi suất những tháng gần đây của những ngân hàng lớn, những ngân hàng nằm trong top trên cũng tăng, cho thấy thời kỳ tiền rẻ đã kết thúc. Dòng tiền đổ vào ngân hàng trong 8 tháng đầu năm, những nhà đầu tư cá nhân hay những cá nhân người dân đổ tiền vào ngân hàng tăng với mức độ có một số thời điểm tới hai con số, trong khi những năm trước chỉ ở dưới mức là một con số. Điều này cũng lý giải cho việc thị trường chứng khoán sụt giảm, những kênh đầu tư khác cũng khó khăn, ví dụ như bất động sản. Đối với các doanh nghiệp, khi lãi suất tăng lên, họ sẽ phải bị gia tăng chi phí nhiều hơn.

Một thông tin rất quan trọng là chúng ta nên quan sát Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed, lãi suất Fed đã tăng lên tới mức 2,5% cho đến dưới 3%, được xem là mức trung tính. Tuy nhiên, nếu lãi suất của FED bắt đầu vượt 3%, đặc biệt từ 3,5% trở lên thì mức đó sẽ có hại rất lớn cho các doanh nghiệp không chỉ ở Mỹ, ở châu Âu mà cả doanh nghiệp trên toàn thế giới. Bởi thanh toán thương mại toàn cầu hiện nay sử dụng bằng đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khi đó các doanh nghiệp từ Mỹ cho đến Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng với một mức độ nhất định.

Hơn nữa, chỉ số Dollar Index đã vượt quá 110 điểm, mức cao nhất trong vòng 20 năm qua và đã đẩy tất cả những tài sản có rủi ro, thậm chí là tài sản được cho là trú ẩn an toàn là vàng đều rớt giá. Hay như kênh trái phiếu, tổng giá trị của trái phiếu được theo dõi bởi Bloomberg đã giảm tới 1/5 giá trị. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà giá trị của trái phiếu bước vào thị trường con gấu. Như vậy từ đây đến cuối năm các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều những khó khăn hơn.

Vậy sự xoay chuyển của các nhóm ngành sẽ diễn ra như thế nào trong bối cảnh này?

Năm nay việc tìm những ngành tiềm năng giống như việc mò kim dưới đáy bể. Ngay cả trong những nhóm đó hoặc là những cổ phiếu đó chỉ tăng trưởng cho một giai đoạn rất ngắn và sau đó lại điều chỉnh giảm. Ví dụ như ngành sắt thép, sau những năm tăng trưởng trước đó cực mạnh thì hiện nay mặc dù có hồi trở lại được một phần nào nhưng so với mức đỉnh thì còn rất xa. Một số ngành tôi thấy nhà đầu tư có thể theo dõi và quan sát từ đây cho đến đến cuối năm và cũng có thể là giải ngân từng phần là những ngành như ngành công nghệ, ngành vận tải và hàng tiêu dùng.

Vừa rồi chúng ta nói về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, còn về mặt thị trường thì đến thời điểm này, giai đoạn được gọi là vùng trũng của năm đã trôi qua, ông kỳ vọng thị trường sẽ như thế nào cho giai đoạn cuối năm?

Theo tôi, thanh khoản hiện nay so với thời điểm đỉnh điểm chỉ bằng 1/4-1/5, mặc dù dòng tiền cũng có cải thiện, nhà đầu tư nước ngoài cũng có giao dịch tích cực hơn so với năm ngoái. Từ đây cho đến cuối năm, tôi kỳ vọng VN-Index có thể hơn 1.300 điểm trong trường hợp tốt nhất. Tuy nhiên, dù trong 2 tháng nay dòng tiền có cải thiện nhưng với độ cải thiện đó thì Index cũng lên được một mức tương đối rồi, giờ muốn lên nữa thì dòng tiền phải tiếp tục tăng mạnh hơn, còn không thì sẽ dao động quanh mức này.

Vậy nhà đầu tư nên có chiến lược như thế nào cho hiệu quả trong giai đoạn này ạ?

Trong 8 tháng vừa qua, thị trường hết nửa đầu năm là xấu và sau đó thì là thị trường bắt đầu hồi nhẹ lên đến hiện tại. Chính vì thế, nếu nhìn lại thì kênh đầu tư tuyệt vời nhất trong giai đoạn đầu năm lại là tiền gửi tiết kiệm thì được khoảng 6-7%, chưa kể là đồng Việt Nam tăng giá so với đồng Euro, đồng bảng Anh, đồng Yên Nhật.

Bởi vậy, trong giai đoạn cuối năm nhà đầu tư có thiên hướng phòng thủ nhiều hơn, nên để một tỷ trọng tiền mặt lớn ở trong danh mục đầu tư của mình. Một số ngành cũng đang có dấu hiệu tiềm năng nhưng nhà đầu tư không nên tất tay, thứ hai là không sử dụng đòn bẩy trong năm 2022 này.

Cổ phiếu với nhóm ngành nào giá đã cao thì nhà đầu tư vẫn có thể mua nếu bán được giá cao hơn nữa, nhưng phải xem dòng tiền đổ vào cố phiếu đó còn hay không, dòng tiền này là dòng tiền ngắn hay trung dài hạn. Còn đối với việc giá cổ phiếu đó đã cao nhưng dấu hiệu dòng tiền đang có xu hướng yếu đi hoặc bị rút ra thì các nhà đầu tư nên chọn những nhóm ngành khác. Một số nhóm ngành có thể gợi ý đó là ngành thực phẩm, công nghệ, vận tải, hàng tiêu dùng,…

Đọc tiếp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

Chat với BizLIVE