Chứng khoán 18/8

Nhà đầu tư "đón lõng" nhóm Chứng khoán đầu tuần đã có thành quả

Nhóm Chứng khoán thực tế đã được chúng tôi ghi nhận có dòng tiền vào khai phá từ phiên thứ Ba. Và tới phiên hôm nay, bất chấp những diễn biến rung lắc của cổ phiếu trụ, nhóm Chứng khoán đã đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư nhanh nhạy.
Diễn biến giao dịch phiên 18/8
Diễn biến giao dịch phiên 18/8

Dù hầu hết nhà đầu tư đều đã chuẩn bị tâm lý thị trường có thể rung lắc ngày đáo hạn phái sinh nhưng vẫn cần phải tận mắt chứng kiến những biến động của thị trường để có những cái nhìn chân thật nhất.

Tổng cộng, VN-Index đã có không dưới 5 lần rung lắc trong phiên hôm nay. Riêng trong phiên chiều nay, mở đầu là sự nối tiếp của nhịp giật phiên sáng rồi từ vùng thấp nhất phiên VN-Index bật lên mức cao nhất phiên, vươn qua 1.280 điểm. Kết phiên, chỉ số lại đóng cửa dưới tham chiếu.

VN30 đã có nhiều xáo trộn khi có thêm SAB (+2,7%), VNM (+1,1%), GAS (+1,2%) tham gia gánh điểm cùng VIC (+1,2%). Chỉ số này đóng cửa tại 1.299 điểm thấp hơn VN30F2208 gần 5 điểm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, cách tính giá chốt cho VN30 đã phức tạp hơn với việc gộp 15 phút khớp lệnh liên tục cuối cùng 15 phút phiên ATC. Mức chênh lệch giữa giá chốt và HĐTL tháng 8 thực tế sẽ không đáng kể.

Với những diễn biến trên, sắc đỏ vẫn bao trùm toàn HOSE với gần 60 mã giảm. Tuy nhiên, biên độ nói chung vẫn hẹp và chưa phát tín hiệu cảnh báo mới.

Tín hiệu tích cực thậm chí còn được nhóm Chứng khoán phát đi rõ hơn khi SSI (+2,24%), VND (+1,12%), HCM (+4,81%), BSI (+6,78%), FTS (+1,8%) đều tăng tốc. Thực tế, nhóm Chứng khoán đã được chúng tôi ghi nhận có dòng tiền vào khai phá từ phiên thứ Ba đầu tuần. Với các diễn biến này, ít nhất nhà đầu tư nhanh nhạy đã có lãi cũng như giành được vị thế tốt khi cổ phiếu T+3 về tài khoản.

Chốt phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,13% xuống 1.273,66 điểm. Giá trị giao dịch đạt 15.351 tỷ đồng. Còn HNX-Index và UPCoM-Index giảm lần lượt 0,46% và 0,24%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn này chỉ là hơn 2.200 tỷ đồng.

****

Tâm lý bán ra vẫn thường trực trên HOSE. Cuối phiên sáng đã có tới 66% mã giảm giá trên sàn. Đây là nhịp rung lắc hoàn toàn mới và đang đưa chỉ số xuống mức thấp nhất từ đầu phiên.

Tuy nhiên, mức giảm mới chỉ -0,23% xuống 1.272 điểm. VIC (+1,8%) đang tỏ ra quá đơn độc trước hàng loạt mã giảm như STB, GVR, MWG, PLX, NVL. Tổng cộng, rổ VN30 đang có 18/30 mã giảm giá.

Việc HOSE có độ rộng còn nhiều hơn cả VN30 chỉ phản ánh tâm lý bán rõ ràng đang thắng thế. Các mã lớn đi ngược đám đông rất khó có thể duy trì phong độ trong nhiều phiên. Liệu khi nhóm này suy yếu thì sự điều chỉnh có diễn ra trên diện rộng? Trước mắt, thị trường vẫn chưa phủ nhận cũng như chưa khẳng định kịch bản này.

Các mã trong nhịp giảm sâu nhất từ đầu phiên cũng vẫn chỉ giảm quanh 1%. Nhóm Chứng khoán và Hóa chất thậm chí vẫn đang có dòng tiền chảy vào kéo DGC (+2,04%), SSI (+1,02%), HCM (+1,67%), CSV (+4,32%) tăng giá. CSV đã lúc suýt tăng trần.

Với HNX-Index, biên độ giảm cũng chưa hề được nới ra. Chỉ số này vẫn chủ yếu dắt ngang dưới tham chiếu, giảm 0,73% xuống 300,37 điểm. Giá trị giao dịch đạt 734 tỷ đồng.

*****

Các mã trụ lớn ở phiên hôm qua đã nắn chỉ số khá rõ ràng khi VIC, MSN, VNM cùng kéo ngược tâm lý chung. Các cổ phiếu lớn rõ ràng đã muốn tác động vào thị trường phái sinh khiến chênh lệch giữa VN30F2208 hiện đã cao hơn so với VN30.

Chuỗi vận động của nhóm trụ vẫn chưa dừng lại khi VIC (+1,8%) vẫn ra mặt cùng VHM (+0,5%), MSN (+0,4%) đang cùng tham gia. VN-Index dù có tới 3 nhịp nhúng đỏ trong vòng 1 tiếng rưỡi giao dịch thì vẫn đang tăng điểm. Tới 10h30, chỉ số tăng lên 1.276 điểm.

Các điểm sáng nhóm ngành trên thị trường là không được ghi nhận ngay ở nhóm Ngân hàng hiện đang xuất hiện tin đồn các Ngân hàng có thể được nới room tín dụng 3-5% trong tháng 9. Các mã MBB (-0,4%), VIB (+0,4%), BID (+0,1%), VCB (-0,1%), VPB (+0,2%), CTG (-0,3%), TCB (-0,3%) chủ yếu dao động trong biên độ hẹp.

Nhóm Chứng khoán đã được kỳ vọng sẽ nối tiếp Ngân hàng và Thép hiện vẫn chỉ có sự rời rạc. SSI (+1%), HCM (+2%), VND (+0,4%) đều chưa thể khích lệ được số đông các cổ phiếu còn lại.

Với nhóm Bất động sản, các cổ phiếu tạo sức hút cũng hoàn toàn vắng bóng, thay vào đó là một loạt các cổ phiếu đang đang giảm trong biên độ 1% như GEX, NLG, PDR, DXG, VPH, HBC. Ở phiên hôm qua, PDR và HDC là 2 cổ phiếu cá biệt với mức tăng đều trên 6%.

Chỉ số HNX-Index trong khi đó đã không có sự hào hứng bám đuổi với VN-Index. Mức giảm đang là khá mạnh, kéo chỉ số xuống sát 300 điểm. Hiện chỉ có PVS (+1,17%) là chưa đủ để cân đối lại áp lực bán ra của một loạt cổ phiếu như CEO (-1,14%), HUT (-1,04%), SCG (-1,31%), TNG (-1,06%).

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Chat với BizLIVE