Người gửi tiền món nhỏ đã có thể được lãi suất 8,4%/năm

Người gửi tiền món nhỏ có được mức lãi suất hấp dẫn này chỉ với từ 10 triệu đồng. Đây là hiện tượng khá đặc biệt trên thị trường hiện nay.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngân hàng TMCP Bản Việt công bố phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất lên tới 8,4%/năm, áp dụng cho chứng chỉ tiền gửi 18 tháng, cho hình thức nhận lãi cuối kỳ. Đây là mức lãi suất huy động vốn trong top cao nhất trên thị trường hiện nay.

Một điều đáng chú ý, thông thường, các ngân hàng thường chỉ áp dụng mức lãi suất cao đối với các khoản tiền gửi lớn, từ hàng trăm tỷ đồng trở lên. Nhưng nay, đã có hiện tượng lãi suất cao như vậy áp luôn cho các khoản tiền gửi nhỏ. Ngân hàng Bản Việt cho biết, chỉ với mức tiền gửi từ 10 triệu đồng, khách hàng đã được hưởng mức lãi suất cao trên.

Ngoài ra, những kỳ hạn khác cũng có mức lãi suất khá cao như 6 tháng là 7,5%/năm, 9 tháng là 7,8%, 12 tháng lên 8% và 15 tháng lên 8,2%. Lãi suất trên được cố định trong suốt thời gian gửi.

Chủ sở hữu chứng chỉ tiền gửi sau 6 tháng có thể tự do chuyển nhượng dưới nhiều hình thức, bất cứ lúc nào và vẫn được hưởng mức lãi suất cạnh tranh so với hình thức gửi tiết kiệm thông thường cùng kỳ hạn và khoản tiền gửi.

Không chỉ Bản Việt, một loạt các ngân hàng thương mại cũng vừa điều chỉnh tăng mạnh lãi suất huy động trong thời gian gần đây.

Cụ thể, ngân hàng số Cake by VPBank vừa công bố biểu lãi suất mới với mức lãi suất cao nhất là 8,2%/năm tại kỳ hạn 36 tháng khi gửi số tiền từ 300 triệu đồng trở lên.

Tương tự, tại MSB, mức lãi suất cao nhất mà ngân hàng áp dụng cũng đã được đẩy lên mức 8%/năm với sản phẩm ''Lãi suất cao nhất'' theo hình thức gửi tiền trực tuyến tại kỳ hạn 24 và 36 tháng. Các kỳ hạn 13, 15 và 18 tháng có mức lãi suất cao nhất là 7,7%/năm trong khi kỳ hạn 12 tháng hưởng có thể được hưởng lãi suất 7,5%/năm.

Tại DongABank, khách hàng có thể nhận được mức lãi suất cao nhất là 7,6%, áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng, nhận lãi cuối kỳ, tăng 0,2 điểm % so với trước đó. Tại các kỳ hạn từ 12 đến 36 tháng, ngân hàng cũng áp dụng mức lãi suất từ 7,1% đến 7,5%, tùy từng kỳ hạn.

Không chỉ khối ngân hàng tư nhân, bốn “ông lớn” ngân hàng thương mại có vốn nhà nước là VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank cũng đã cập nhật biểu lãi suất huy động mới và tăng mạnh 0,8-1,3%/năm ở nhiều kỳ hạn.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/9, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đã đạt 10,54%, tăng khá mạnh so với mức tăng 7,17% cùng thời điểm năm 2021.

Tuy nhiên, cũng trong khoảng thời gian trên, huy động vốn của các tổ chức tín dụng mới chỉ tăng 4,04%, chưa bằng một nửa tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Tín dụng tăng nhanh trong khi huy động không theo kịp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khiến các nhà băng đua nhau tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gửi, đặc biệt là sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng một loạt lãi suất điều hành.

Đồng thời, xu hướng tăng của lãi suất huy động cũng được đánh giá là phản ứng hợp lý khi mặt bằng lãi suất ở nhiều quốc gia đang trong xu hướng tăng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ VIB dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 2/4 tới đây.

VIB dự kiến chia cổ tức 29,5%

VIB dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt tối đa là 12,5%, chia cổ tức bằng cổ phiếu là 17% và phát hành cổ phiếu thưởng tỉ lệ 0,44% cho cán bộ nhân viên.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE