Người giàu Trung Quốc vẫn chi tiêu mạnh tay

Bất chấp những tín hiệu tiêu cực về nền kinh tế, nhóm người giàu Trung Quốc vẫn lạc quan về triển vọng phát triển của quốc gia và chi tiêu nhiều hơn so với mọi năm.
Những người giàu có tại Trung Quốc vẫn mạnh tay chi tiêu bất chấp những bất ổn về nền kinh tế. Ảnh: Xinhua.
Những người giàu có tại Trung Quốc vẫn mạnh tay chi tiêu bất chấp những bất ổn về nền kinh tế. Ảnh: Xinhua.

Bất chấp những tín hiệu tiêu cực về nền kinh tế, nhóm người giàu Trung Quốc vẫn lạc quan về triển vọng phát triển của quốc gia và chi tiêu nhiều hơn so với mọi năm.

Theo CNBC, Công ty McKinsey & Company cho biết những người Trung Quốc giàu có đang chi tiêu nhiều hơn trong năm nay. Ngược lại, những người có mức thu nhập thấp phải sống trong cảnh “thắt lưng buộc bụng" vì phải cắt giảm chi tiêu nhiều hơn.

Các nhà phân tích của McKinsey cho biết sự khác biệt này trái ngược với tình cảnh vào năm 2019, thời điểm trước đại dịch. Khi đó “có rất ít sự khác biệt trong việc chi tiêu giữa hai nhóm”. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng tâm lý người tiêu dùng tại Trung Quốc đã suy giảm trong năm nay, xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Tự tin về thu nhập, mạnh dạn trong chi tiêu

Các đợt phong tỏa và lệnh hạn chế đi lại ngày càng được chính quyền Trung Quốc áp dụng tại nhiều địa phương hơn kể từ khi biến thể Omicron xuất hiện tại quốc gia này. Không chỉ vậy, đà đi xuống của thị trường bất động sản cũng đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế của Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo cuộc khảo sát của McKinsey với hơn 6.700 người tiêu dùng Trung Quốc vào tháng 7, có tới 26% số người có thu nhập hộ gia đình hàng năm trên 345.000 nhân dân tệ, khoảng 49.286 USD, đã tăng mức chi tiêu từ 5% trở lên so với năm ngoái. Đáng chú ý, chỉ 14% số người trong nhóm thu nhập đó đã cắt giảm chi tiêu của bản thân.

Người giàu Trung Quốc vẫn chi tiêu mạnh tay ảnh 1

Nhóm người giàu tại Trung Quốc vẫn tự tin với mức thu nhập và các khoản tiền tiết kiệm của bản thân. Ảnh: Luo Yunfei.

Xu hướng đó đã đảo ngược đối với những người có mức thu nhập hàng năm thấp hơn, dưới 85.000 nhân dân tệ, tương đương 12,175 USD. Chỉ 12% số người thuộc nhóm này cho biết họ đã tăng chi tiêu, trong khi đó, số người giảm chi tiêu là 27%.

Nhóm người giàu có tự tin hơn về tài sản cá nhân và triển vọng tương lai của mình

Công ty tư vấn quản trị McKinsey & Company

“Nhóm người giàu có tự tin hơn về tài sản cá nhân và triển vọng tương lai của mình”, đại diện bên phía McKinsey cho biết.

“Họ tương đối tự tin về khả năng việc làm trong tương lai và cho rằng tiền lương sẽ tiếp tục tăng. Khoản tiền tiết kiệm của họ cũng lớn hơn. Vì vậy, nhóm người giàu có sẽ tiếp tục chi tiêu. Trong khi đó, nhóm thu nhập thấp hơn tỏ ra do dự và trì hoãn quyết định chi tiêu”, đại diện bên phía McKinsey chia sẻ thêm.

Trong tất cả các nhóm thu nhập, khoảng 60% số người tham gia khảo sát cho biết bản thân không thay đổi cách chi tiêu trong năm nay. Tỷ lệ những người giàu chi tiêu mạnh tay cũng thấp hơn 10 điểm phần trăm so với mức 36% vào năm 2019.

Kể từ tháng 8, doanh số bán lẻ đều giảm khi Trung Quốc siết các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Quảng Châu. Khảo sát của McKinsey cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình thành thị muốn tiết kiệm cho những lúc khó khăn đã tăng lên 58%, mức cao nhất kể từ năm 2014.

Bên cạnh việc ghi nhận tiền tiết kiệm cao hơn, hơn một nửa người tham gia khảo sát kỳ vọng thu nhập của họ sẽ tăng trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm xuống 54% trong năm nay, từ mức 59% trong năm 2019.

Nhiều hộ gia đình trở nên giàu có hơn

Trong tương lai, McKinsey dự kiến số hộ gia đình thành thị thuộc nhóm thu nhập thấp sẽ giảm trong 3 năm tới. Trong khi đó, hàng triệu hộ gia đình khác sẽ gia nhập hàng ngũ những người giàu có hơn. Người Trung Quốc đang rất kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch. Sự lạc quan của họ hơn hẳn người tiêu dùng Mỹ, Anh hay Hàn Quốc và chỉ xếp sau Ấn Độ cùng Indonesia.

“Những người có thu nhập cao hơn đang giảm tần suất mua hàng hoặc thay đổi sở thích của họ trong một số danh mục nhất định thay vì chuyển sang các thương hiệu hoặc sản phẩm rẻ hơn. Điều này được tạo điều kiện thuận lợi bởi các thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu trong nước. Họ buộc phải nâng cấp chính mình với việc đưa ra các sản phẩm đặc biệt hơn”, các phân tích viên cho biết.

Người tiêu dùng Trung Quốc cho biết bản thân dành trung bình gần 2 giờ/ngày để xem các nội dung trên nền tảng video ngắn như Douyin, phiên bản nội địa Trung Quốc của TikTok. Chính điều này đã giúp một nền tảng mạng xã hội trở thành sàn thương mại điện tử đầy tiềm năng tại quốc gia 1,4 tỷ dân.

“Để thành công với mạng xã hội không chỉ cần có một người livestream giỏi, một sản phẩm tốt mà còn phải có nội dung hay để mọi thứ trở nên sôi động. Trong khi các doanh nghiệp địa phương thích nghi nhanh chóng với xu hướng tiêu dùng mới, các công ty nước ngoài lại đang phải vật lộn để quy trình phê duyệt nội bộ có thể diễn ra nhanh chóng”, ông Daniel Zipser, đối tác cấp cao tại McKinsey kiêm lãnh đạo bộ phận bán lẻ và tiêu dùng châu Á, cho biết.

Theo Zing News

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE