Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới trong cuộc đua nâng lãi suất ráo riết

Dòng tiền vào cổ phiếu và một số loại tài sản rủi ro khác trong bối cảnh chính sách tiền tệ lỏng lẻo hiện đang chuyển sang nhiều kênh an toàn hơn và vì vậy đe dọa đến triển vọng kinh tế.
Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang tăng cường nâng lãi suất cơ bản đồng nội tệ, nhiều quốc gia phát triển điều chỉnh lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát và các nền kinh tế mới nổi tiếp bước nhằm bảo vệ đồng tiền của họ, theo nội dung bài đăng mới đây trên báo Nikkei.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh tăng 80 lần, trong đó, 60 lần thuộc về nhóm ngân hàng trung ương các nước mới nổi.

Các ngân hàng trung ương đang hành động nhanh chóng. Khi đại dịch xảy ra vào năm 2020, các nước đều phản ứng bằng việc hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế của họ. Giờ đây các vấn đề chuỗi cung ứng gây ra bởi đại dịch COVID-19 và việc Nga tấn công Ukraine đang góp phần đẩy giá cả tăng lên, các ngân hàng trung ương vì vậy buộc phải hành động.

Tác động đang ngày một trở nên rõ nét. Dòng tiền vào cổ phiếu và một số loại tài sản rủi ro khác trong bối cảnh chính sách tiền tệ lỏng lẻo hiện đang chuyển sang nhiều kênh an toàn hơn và vì vậy đe dọa đến triển vọng kinh tế.

Chuỗi 80 lần nâng lãi suất trong nửa đầu năm nay nhiều gấp 7 lần so với cùng kỳ năm trước đó.

Tần suất nâng lãi suất cơ bản hiện cao hơn 56 lần so với năm 2011 khi mà lạm phát tăng tại phần lớn các nước châu Á, và cao gấp 65 lần so với thời kỳ năm 2006 khi mà kinh tế bùng nổ trước cú sốc Lehman Brothers năm 2006.

Nikkei đã tính toán ra những con số trên sử dụng xu thế lãi suất tại 38 quốc gia và khu vực theo tính toán của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cũng như thông báo chính sách gần đây của các ngân hàng trung ương.

Cho đến nay, chỉ còn Trung Quốc và Nga vẫn tiếp tục hạ lãi suất, Trung Quốc hiện là nơi mà các biện pháp phong tỏa thời kỳ đại dịch COVID-19 vẫn còn được áp dụng vào khiến cho triển vọng kinh tế trở nên khó lường hơn. Còn tại Nga, các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây đang gây ra sức ép lớn lên nền kinh tế.

Số liệu về các nền kinh tế mới nổi trước năm 2000 hiện vẫn còn hạn chế, đây sẽ là đợt siết chặt chính sách tiền tệ đầu tiên tính từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970 và 1980.

Ngân hàng trung ương các nước phát triển nâng lãi suất đến 20 lần trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6/2022, tần suất nâng lãi suất này như vậy cao nhất tính từ đợt 28 lần nâng lãi suất trong nửa đầu năm 2006. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chuyển hướng sang nâng lãi suất cơ bản từ tháng 3/2022 và nâng lãi suất 75 điểm cơ bản trong tuần này, mức tăng lãi suất cao nhất tính từ năm 1994.

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định nâng lãi suất cơ bản đồng bảng Anh trong tất cả các cuộc họp chính sách vào năm nay, lãi suất đồng bảng Anh hiện được điều chỉnh lên mức 1,25% trong tháng 6/2022. Trong tháng 7/2022, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong 11 năm.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hiện đang trong xu thế siết chặt chính sách tiền tệ với tốc độ cao hơn trong năm 2008, khi đó đã có 50 lần nâng lãi suất. Họ buộc phải hành động nhanh bởi việc Mỹ nâng lãi suất sẽ khiến cho đồng USD tăng giá so với đồng tiền các nước mới nổi. Đồng nội tệ yếu sẽ đẩy cao lạm phát bằng việc khiến cho chi phí nhập khẩu hàng hóa leo thang.

Cho đến nay, Nhật chưa gia nhập xu thế nâng lãi suất cơ bản đồng yên, đồng yên sẽ vẫn tiếp tục đương đầu với áp lực sụt giảm bởi chênh lệch lãi suất với nhiều nền kinh tế khác.

Xu thế siết chặt chính sách tiền tệ đang đảo ngược xu thế của dòng tiền rủi ro. So với thời điểm cuối năm 2021, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones và chứng khoán châu Âu giảm khoảng 17%. Xu thế này đã dâng cao trong tuần, mức hạ các chỉ số lên đến khoảng 5%. Chỉ số S&P 500 giảm 6% trong tuần.

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE